Bột vỏ hàu Umikai, Dung Nạp Kiến Thức, Sản Phẩm Diệu Kỳ, Tips trong căn bếp lành, Từ Bỏ Thói Quen

Giun sán trong nghêu, sò, ốc, hải sản và cách phòng tránh

 

Giun sán trong các loại hải sản, nghêu, sò, ốc còn nhiều hơn trong thịt. Bị nhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm kí sinh trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Vì vậy, không ít người tỏ ra lo sợ vì chẳng những thịt bò, thịt lợn, các loại rau thủy canh, rau sống… mà cả hải sản nếu không được chế biến đúng cách thì cũng có thể khiến người ăn bị nhiễm ấu trùng giun, sán, đỉa hoặc thậm chí là cả vắt.

 

Bệnh giun sán và triệu chứng

Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít (vài con giun) thường không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Khi giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, suy dinh dưỡng, suy nhược, giảm phát triển về thể chất. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật.

 

Các con đường lây truyền bệnh giun sán

 

Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm

Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm

 

Giun sán thường lây truyền qua đường ăn trực tiếp từ các loại thực phẩm như rau, thịt, nghêu, sò, ốc, hải sản…

Hoặc tiếp xúc đất, qua trứng giun, và qua tiếp xúc phân người bị nhiễm giun. Giun trưởng thành sống trong ruột người và đẻ ra hàng ngàn quả trứng mỗi ngày. Ở những khu vực vệ sinh kém, những quả trứng này làm ô nhiễm đất. Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách:

  • Trứng gắn vào rau không được nấu chín kỹ, rửa hoặc gọt vỏ; qua đường miệng vào cơ thể rồi phát triển thành giun;
  • Trứng được đưa vào cơ thể theo đường miệng từ nguồn nước bị ô nhiễm;
  • Trứng được đưa vào qua chơi đất bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng mà không rửa.

Ngoài ra, trứng giun móc nở trong đất, giải phóng ấu trùng trưởng thành thành một dạng có thể chủ động xâm nhập vào da. Người ta bị nhiễm giun móc chủ yếu qua tiếp xúc da, cụ thể là đi chân trần trên vùng đất bị ô nhiễm.

Bệnh về giun sán không có lây truyền trực tiếp từ người sang người, hoặc nhiễm giun từ phân tươi, vì trứng truyền qua phân cần khoảng 3 tuần để trưởng thành trong đất trước khi có khả năng lây nhiễm. Vì những con giun này không nhân lên trong vật chủ của con người, nên việc tái nhiễm chỉ xảy ra do tiếp xúc với các giai đoạn lây nhiễm trong môi trường.

 

 Tác hại của nhiễm giun sán

Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách:

  • Giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.
  • Giun móc còn gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa còn dành vitamin A trong ruột.
  • Một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng và do đó, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.

 

Các loại hải sản chứa giun, sán, đỉa, vắt nhiều đến mức nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Trong thịt cua biển sống có chứa nang trùng Lungfluke hay còn gọi là đỉa phổi. Nếu bị nhiễm vào người sẽ gây ho, khạc ra máu, khi xâm nhập lên não còn có thể gây co giật, bại liệt…

Trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu chứa ấu trùng giun sán Anisakia. Nếu ăn phải thì chỉ sau vài giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện như: buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị mỗi lúc 1 dữ dội kèm theo dị ứng khắp cơ thể.

Trong các loạ hải sản nước ngọt như cá quả, cá trê, lươn, ốc, ếch… có chứa ấu trùng giun sán gây bệnh giun đầu gai. Vùng bị giun sán xâm nhập sẽ xuất hiện các vết mẩn đỏ trên da, sưng, nổi ngứa…

Trong cá trắm, cá chép, cá diếc thì chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và mật.

Trong tôm, cua đồng có chứa ấu trùng sán lá phổi khiến người nhiễm bị ho dai dẳng, khạc đờm ra màu gỉ sét giống như bị bệnh lao.

 

 Cách nhận biết hải sản có chứa giun sán, vắt, đỉa

– Với các loại cá, lươn: Quan sát qua nội tạng hoặc cắt cá, lươn thành nhiều khúc trước khi chế biến. Nếu có trứng hay giun sán kí sinh thì rất dễ quan sát được bằng mắt thường.

– Với các loại cua: Từng có 1 trường hợp tại Hà Giang khi bóc mai của con cua ra thì thấy bên trong có rất nhiều vắt. Con lớn nhất màu hồng liên tục bò ngoe nguẩy và vô số những con khác màu trắng, đếm không xuể. Bởi vậy, cách nhận biết tốt nhất là bóc mai cua và quan sát thật kỹ trước khi nấu.

– Với các loại tôm: Nên tách phần đầu tôm bởi đó là nơi dễ phát hiện nhất. Nếu có chứa giun sán thì ngay lập tức chúng sẽ bị rơi ra ngoài.

– Với nghêu, sò, ốc, hến: nên ngâm trong nước vài tiếng, giun sán rất có thể sẽ xuất hiện trong nước. Ngoài ra, mở nắp của các loại hải sản này và quan sát khi chúng còn sống để kiểm tra cũng là 1 cách rất hiệu quả.

 

Cách sơ chế hải sản để diệt sạch giun, sán, kí sinh trùng

Để loại bỏ giun, sán, vắt, đỉa có trong hải sản, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn chín, uống sôi vì hầu hết chúng đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Tuyệt đối không ăn cá biển, mực còn sống, tái hay chưa chín hẳn; nhất là cá hồi, cá thu, cá mòi.

Ngoài ra, ngay từ khâu sơ chế cũng phải tuân thủ đúng các điều sau:

– Với cua biển, phải ngâm trong nước muối vài tiếng rồi mới cho ra rổ, để ráo. Ngoài ra, cần dùng bàn chải để làm sạch phần mai, càng, chân cua; bóc mai cua và ngâm vào nước trước khi giã để trứng giun trôi ra ngoài. Không ăn phần óc có trong mai cua vì đó là nơi chứa nhiều ấu trùng giun sán nhất.

– Với cá biển, khi sơ chế phải loại bỏ tất cả nội tạng vì ấu trùng giun sán thường cuộn tròn không màu bên trong hoặc dưới dạng giun xoắn.

– Với cua, sò, ốc phải ngâm trong nước ít nhất là 5 tiếng trước khi chế biến để chúng nhả hết chất bẩn, đất cát và quan sát xem có giun, sán trong nước hay không.

 

Giun sán ẩn nấp sau trong nghêu, sò, ốc...

Giun sán ẩn nấp sau trong nghêu, sò, ốc…

 

Đặc biệt, với bột ngâm rửa rau củ thịt cá hải sản Umikai chiết xuất từ vỏ hàu, khi hòa tan bột ion canxi Umikai với nước theo tỷ lệ 2gr / 1 lít  tạo thành dung dịch có độ ph 10 – 12.5 sẽ giúp hải sản:

  • Hạn chế và loại bỏ phần nào các chất độc hại mà người bán dùng để bảo quản hải sản tươi lâu hơn
  • Trừ khử tất cả các loại giun sán, trứng giun sán ẩn nấp sâu trong nghêu, sò, ốc, hải sản
  • Ion Canxi có trong bột Umikai giúp bẻ gãy mối liên kết khí H2S gây mùi tanh. Giúp hải sản mất mùi tanh hôi và giữ tươi lâu hơn.
  • Là phương pháp duy nhất hiện nay giúp bảo quản hải sản mà không gây mất dinh dưỡng vốn có của hải sản
  • Màng Ion Canxi bọc hải sản tránh bị nhiễm khuẩn chéo đồng thời bổ sung Ion Canxi trực tiếp cho chúng ta. (Khác với các chất bảo quản hóa học gây hại cho sức khỏe khác)

 

Hy vọng với bài viết này, Thực Phẩm Diệu Kỹ đã giúp bạn hiểu rõ tác hại của giun sán. Đồng thời đưa ra một vài mẹo nhỏ trong cách sơ chế nghêu, sò, ốc hải sản giúp bạn có thể đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Tìm hiểu thêm về công dụng của bột rửa rau củ quả sạch Umikai.

 

THỰC PHẨM DIỆU KỲ ĐƯỢC XÂY DỰNG VỚI TIÊU CHÍ:

 

  • Chọn ra những sản phẩm tự nhiên đúng giá trị, đúng tiêu chuẩn, thật sự sạch và mang lại lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe mọi người.
  • Ở đây chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi muốn chia sẻ rộng rãi giá trị thực của sản phẩm thiên nhiên cho sức khỏe của cộng đồng!
  • Sản phẩm đảm bảo an toàn khi sử dụng cho người già và trẻ nhỏ!

 

ĐẶT HÀNG QUA ZALO ĐỂ NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ NHÉ

 

Related Posts