Dung Nạp Kiến Thức

Uống nước nhiều có thật sự tốt

 

Các nghiên cứu cho thấy tăng cường hấp thu nước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng uống nước nhiều có tốt không?

 

Vai trò của nước đối với cơ thể

Nước vừa chiếm phần lớn vừa giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể

– Nước là dung môi làm mát cơ thể và giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ở mức trung bình.

– Ngoài tác dụng làm mát và duy trì nhiệt độ trung bình cho cơ thể ra nước còn là dung môi cho các phản ứng trong cơ thể diễn ra, giúp chuyển hóa thực phẩm, vận chuyển protein,…

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp thận hoạt động tốt và giúp cơ thể đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài thông qua nước tiểu.

– Vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nơi tiêu thụ.

– Giúp cơ thể loại bỏ đi các độc tố, các chất thải thông các các con đường: hệ tiết niệu, da ruột, hơi thở.

– Nước là chất nền bôi trơn giúp cho các cơ quan và các khớp xương không bị tổn thương do cọ xát.

– Nước chiếm đến 70% khối lượng cơ thể, nước có mặt ở khắp nơi trong cơ thể như là:

  • Ở não nước chiếm 85%
  • Ở xương nước chiếm 22%
  • Trong cơ bắp nước chiếm 75%
  • Ở máu nước có mặt đến 92%
  • Ở dịch bao tử nước thành phần của nước là 95%,…

 

Uống nước đem lại tác dụng gì cho cơ thể

Uống nước đúng và đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Uống nước mỗi ngày giúp bạn thanh lọc cơ thể, giúp da đẹp hơn, mịn màng và cải thiện da mụn dễ dàng hơn. Ngoài ra, uống nước còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó cũng hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

 

Uống nước nhiều có tốt không ?

Uống nước nhiều có tốt không ?

1.1 Uống nước giúp giảm cân

Uống nhiều nước giúp cơ thể đốt cháy calo ngay cả khi không vận động. Uống 1 lít nước, cơ thể sẽ đốt 50 calo. Bởi khi uống nước, nội tạng sẽ hoạt động để hấp thụ và đào thải. Ngoài ra, nạp nước vào cơ thể, đặc biệt là nước lạnh sẽ khiến cơ thể phải tiêu tốn calo để đưa cơ thể cân bằng nhiệt độ.

Khi uống nước trước khi ăn cũng sẽ “đánh lừa” để cơ thể có cảm giác no, từ đó giúp cơ thể nạp ít thức ăn hơn.

1.2 Uống nước giúp đẹp da

Nước giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da có độ căng bóng, mịn màng hơn. Đặc biệt là những ngày thời tiết hay khô, khiến da nứt nẻ, việc uống đủ nước sẽ giúp da cải thiện được tình trạng này.

Ngoài ra, uống nước cũng là cách để giảm tình trạng da mụn, đặc biệt là những người da dầu. Việc dầu tiết ra thường xuyên đang báo hiệu tình trạng thiếu nước của cơ thể. Uống nước còn giúp da tiết ra mồ hôi. Từ đó, làn da cũng sẽ được loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, giúp da khỏe mạnh, giảm thiểu mụn hiệu quả.

1.3 Uống nước giúp thanh lọc cơ thể

Khi uống đủ nước mỗi ngày cũng đồng thời cơ thể sẽ đào thải độc tố qua nước tiểu, mồ hôi, giúp thanh lọc cơ thể. Nhờ uống nước mà cơ thể sẽ loại bỏ các chất độc gây hại. Bạn cũng có thể uống các loại nước detox để thanh lọc cơ thể hiệu quả hơn.

1.4 Uống nước giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Chúng ta thường bị bệnh táo bón là do ăn và uống ít thực phẩm có nước. Vì vậy, để giảm thiểu bệnh này, bạn nên uống đủ nước hoặc bổ sung các thực phẩm chứa nước như hoa quả (bưởi, cam, dưa hấu,…), các loại rau củ (cần tây, củ cải,…)

Uống nước giúp cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nước sẽ hỗ trợ di chuyển chất thải qua hệ tiêu hóa. Bởi nước sẽ làm mềm thức ăn, giúp tiêu hóa khỏe hơn. Đồng thời giúp cơ thể dễ dàng đào thải phân, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột.

 

Những tác hại của việc uống nước nhiều

Uống ít nước là không tốt nhưng uống nước nhiều quá so với nhu cầu của cơ thể cũng gây ra những tác hại khôn lường.

Tình trạng thừa nước xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài và mức natri bình thường trong máu bị pha loãng. Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.

Trẻ sơ sinh dường như có nhiều nguy cơ bị quá tải nước do trọng lượng cơ thể còn nhỏ. Tình trạng này dễ gặp phải trong tháng đầu đời, khi trẻ bị cho uống quá nhiều nước trong khi cơ chế lọc của thận còn quá non nớt để bài tiết chất lỏng nhanh chóng như trẻ lớn hơn. Do đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức vốn dĩ đã cung cấp tất cả các chất lỏng mà một em bé khỏe mạnh cần trong các ngày tháng đầu tiên.

 

 

Bên cạnh đó, nhóm đối tượng cũng có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm độc nước là những vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người tập thể dục hơn 4 giờ một ngày. Khái niệm “quá tải nước” ở những bệnh nhân này cũng thường đi kèm với chứng “hạ natri máu do tập thể dục”. Sự dư thừa nước gây ra tình trạng đào thải quá mức muối khoáng dẫn đến mất cân bằng nước-điện giải sau đó.

Trong một số trường hợp khác, những người ăn kiêng sẽ có khuynh hướng uống một lượng nước dư thừa nhằm chiếm không gian trong dạ dày, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và kéo dài cảm giác no. Tuy nhiên, phương pháp này không bao giờ là cách ăn kiêng an toàn.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến uống nước nhiều còn do chứng rối loạn tâm lý, nằm trong chứng cuồng ăn, cuồng uống.

 

Các triệu chứng của uống nước nhiều

Trong điều kiện bình thường, một người khỏe mạnh có vùng dưới đồi (phần não kiểm soát cơn khát), thận và tim hoạt động trơn tru có thể uống, mặc dù không được khuyến khích, tối đa 7 lít nước mỗi ngày với tối đa 1,5 lít mỗi giờ.

Vốn dĩ cơ thể con người có một cơ chế bảo vệ thích hợp trước khi bị thực sự rơi vào tình trạng nhiễm độc nước. Vượt quá lượng có thể chịu đựng này sẽ dẫn đến ngộ độc nước. Lúc này, thận trở nên làm việc quá sức và các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng lên tạm thời. Trong khi gan không bị ảnh hưởng gì vì không tham gia vào quá trình chuyển hóa nước – điện giải. Song song đó, não cũng bị phù nề, làm tăng áp lực nội sọ; theo đó, một trong những triệu chứng đầu tiên của việc uống nước nhiều là đau đầu.

Các triệu chứng khác khi uống nước nhiều là chuột rút cơ và mệt mỏi do natri và kali hòa tan trong máu. Một số người bị buồn nôn, phù do tích tụ chất lỏng ở cẳng chân do hạ natri máu, xảy ra khi nồng độ natri trong máu trở nên rất thấp và ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, suy tim sung huyết, buồn ngủ sâu và kéo dài, ảo giác, co giật và tê liệt một phần hoặc hoàn toàn cơ thể cũng là những biểu hiện của việc uống quá nhiều nước. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, uống nước nhiều cũng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

 

Uống nước thế nào là đủ cho nhu cầu cơ thể?

Đối với người trưởng thành và những người khỏe mạnh thì lượng nước sẽ được tính theo cân nặng. Trung bình một người nên uống 40ml cho 1kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, một người nặng 50kg sẽ phải uống 50×4, tức là khoảng 2 lít nước một ngày.

 

 

Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ lượng nước vào các khoảng thời gian trong ngày. Một người khỏe mạnh nên uống khoảng 8 ly nước, có thể chia 3 ly nước vào buổi sáng, 3 ly nước uống vào buổi chiều, và từ bữa ăn tối trở đi có thể uống 1-2 ly.

 

Uống nước như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất?

Chuyên gia khuyến nghị rằng hãy uống nước khi bạn chưa kịp cảm thấy khát. Bởi khi chúng ta cảm thấy khát, tức là cơ thể chúng ta đang lên tiếng rồi. Và như vậy và cơ thể chúng ta đang báo động tình trạng thiếu nước.

Chúng ta nên chọn loại nước đúng và phù hợp với sức khỏe. Bạn không nên sử dụng quá nhiều nước ngọt, nước có gas bởi có thể gây béo phì. Hãy sử dụng nước lọc, nước khoáng để uống mỗi ngày. Ngoài ra, cơ thể không chỉ hấp thụ nước khi uống mà còn thông qua các loại đồ ăn, đặc biệt là hoa quả. Bạn có thể sử dụng các loại quả mọng nước để vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa có thế các vitamin, khoáng chất thiết yếu.

Bên cạnh đó, thay thế uống nước lọc bằng uống nước kiềm sẽ tốt hơn. Vì nước kiềm không chỉ bổ sung nước mà còn các loại khoáng chất.

Tóm lại, uống đủ nước mỗi ngày là việc rất quan trọng. Uống đủ nước giúp bạn thanh lọc cơ thể, đẹp da, hỗ trợ giảm cân hiệu quả và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Vì vậy, bạn hãy lưu ý bổ sung nước cho cơ thể và sử dụng nước đúng cách để đem lại những hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.