Dung Nạp Kiến Thức

Tổng quan về sữa bò

Sữa bò từng được xem là một thức uống giàu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi. Thế nhưng gần đây, trong dư luận dấy lên các ý kiến cho rằng sữa bò có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy sữa bò có lợi hay có hại?

Tác hại của sữa bò vẫn đang là điều gây tranh cãi. Điều này có thể khiến bạn phân vân có nên tiếp tục sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa hay không. Sữa bò là thức uống quen thuộc đối với mọi đối tượng người dùng. Từ hàng thập kỷ trước đến nay, người tiêu dùng luôn được tiếp cận với những thông tin tích cực về sữa bò.

Theo quảng cáo, sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu canxi. Nó là thành phần quan trọng giúp trẻ em cao lớn và người lớn duy trì hệ xương chắc khỏe.

Sữa là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất bao gồm protein (thuộc loại protein hoàn chỉnh chứa tất cả các loại axit amin thiết yếu), chất béo, canxi, kali, phốt-pho và vitamin D (thường được bổ sung vào sữa). Và uống sữa là cách dễ nhất để bổ sung những chất dinh dưỡng này.

Có lẽ do ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nhà quảng cáo sữa, một số bậc cha mẹ tin rằng sữa bò rất có lợi cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Dẫn tới việc lạm dụng quá nhiều sữa bò, từ đó dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe.

Theo khoa học về dinh dưỡng, tất cả mọi chất (bao gồm cả chất dinh dưỡng) đều có thể trở nên có hại nếu dùng quá nhiều, kể cả những những chất quen thuộc nhất như tinh bột, protein, vitamin…

Sữa bò trong sự phát triển cho trẻ nhỏ

Sữa cần thiết cho phần lớn trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ kén ăn.

Theo Giáo sư David Ludwig, bác sĩ của Bệnh viện Nhi Khoa Boston Hoa Kỳ, loài người chúng ta tiến hóa theo một chế độ dinh dưỡng không hề có sữa bò. Tuy nhiên, bất kỳ cha mẹ nào cũng đều có thể cho bạn biết rằng việc bắt trẻ ăn đầy đủ rau lá xanh, quả hạch và các loại cá không phải là một việc dễ dàng và không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Trẻ nhỏ cần những loại thực phẩm thật giàu dinh dưỡng vì trẻ vẫn đang cần nhiều dưỡng chất để phát triển nhưng bao tử của trẻ lại nhỏ (nói nôm na là cần ăn ít nhưng nhận nhiều). Trái lại, người lớn cần ít những dưỡng chất chính (như tinh bột, protein, chất béo) hơn, nhưng lại cần nhiều những vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) và chất độn (chất xơ) hơn.

Một điểm khác biệt nữa là trẻ nhỏ thường kén ăn hơn. Trẻ có thể chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần (như thức ăn chỉ chứa tinh bột như cơm, bún, các loại bánh…) khiến cho dinh dưỡng của trẻ không được cân bằng.

Chúng ta đều đồng ý rằng có rất nhiều nguồn thực phẩm khác có thể thay thế cho các thành phần dinh dưỡng của sữa, nhưng cũng không thể chối cãi rằng sữa là cách đơn giản nhất để bổ sung những dưỡng chất này, đặc biệt khi phải đối phó tạm thời với những giai đoạn kén ăn “khó hiểu” của trẻ.

Do đó, chưa phân tích đến sự phát triển chiều cao thì sữa cũng đã là một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ.  Nhiều bậc cha mẹ cho rằng họ có thể bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ từ nguồn chế phẩm bổ sung trong trường hợp trẻ kén ăn, nhưng cần lưu ý rằng sữa còn cung cấp protein, chất béo và một số chất dinh dưỡng khác.

Tóm lại, nếu con bạn không phải là đứa trẻ kén ăn và có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm (bao gồm các loại rau lá xanh, đậu và một số loại cá chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất), sữa không phải là thực phẩm thiết yếu.

Sữa có cần thiết trong chế độ ăn uống của người trưởng thành

Như đã nói, loài người chúng ta tiến hóa theo một chế dinh dưỡng không hề có sữa bò. Do đó đối với những người trưởng thành có thể kiểm soát tốt chế độ ăn uống lành mạnh cho bản thân, sữa nói chung là không cần thiết về mặt dinh dưỡng.

Khác với trẻ nhỏ, người trưởng thành hầu như không cần các chất dinh dưỡng chính của sữa (ví dụ như protein và chất béo). Và mặc dù uống sữa có thể cung cấp canxi và vitamin D, tỉ lệ giữa canxi và vitamin D trong sữa không phù hợp. Cụ thể, người trưởng thành cần nhiều vitamin D hơn và ít canxi hơn so với lượng mà 3 ly sữa có thể cung cấp. Ngoài ra, uống quá nhiều sữa có liên quan đến tăng nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng ở người trưởng thành.

Do đó, người trưởng thành nên nhận đủ vitamin D và canxi từ các nguồn thực phẩm khác.

Sự thật đáng kinh ngạc về sữa bò  – không được nói trên quảng cáo

Chúng ta cần hiểu rằng sữa bò không hề vượt trội về mặt dinh dưỡng và không hoàn toàn đúng với những quảng cáo quá đà về lợi ích sức khỏe mà nhiều người đặt cho chúng:

  • Sữa bò chỉ có lợi cho bê con. Điều này có thể hiểu là để có thể sử dụng được sữa bò mang lại những lợi ích cho cơ thể thì cần trải qua các quá trình xử lý công nghiệp nghiêm ngặt mới có thể sử dụng được
  • Không thể uống sữa bò 1 cách trực tiếp nếu không xử lý
  • 75% dân số không thể dung nạp đường Lactose có trong sữa bò. Vì vậy trong sữa bò thường được bổ sung enzyme Lactase hoặc sữa được thủy phân 1 phần hoặc thủy phân hoàn toàn để bạn có thể uống mà không vấn đề gì
  • Sữa bò có dấu vết của thuốc trừ sâu. Với những sản phẩm sữa không được xử lý kĩ càng và quá trình sản xuất, chăn nuôi không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng thì thành phẩm sữa cũng không đảm bảo đủ “sạch”
  • Sữa bò được cấy hormone tăng trưởng tái tổ hợp bGH để tăng năng suất sữa nhưng có khả năng làm rối loạn nội tiết khi đưa vào cơ thể người
  • Việc sử dụng kháng sinh để chữa các triệu chứng viêm tuyến vú ở bò là điều thường xuyên và bắt buộc. Nhưng nó cũng để lại hậu quả cho người khi tiêu thụ. Giảm khả năng miễn dịch và độ nhạy kháng sinh trong tương lai
  • Thuốc trừ sâu, PCBs và Dioxins được tìm thấy trong sữa, gây hại đến khả năng miễn dịch, khả năng sinh sản và hệ thần kinh trung ương
  • Trong quá trình sản xuất và chế biến sữa, Melamine (gây hại cho thận) và Aflatoxins (gây ung thư) được sinh ra.
  • Sữa tăng nguy cơ 70% nguy cơ mắc Parkinson’s
  • Sữa bò tách béo tăng nguy cơ vô sinh lên 185%
  • Uống sữa bò gây ra mụn trứng cá
  • Sữa bò làm trẻ em dậy thì sớm

 

Chúng ta không thể phủ nhận những hiệu quả tuyệt vời của sữa bò đối với sự phát triển của con người, tuy nhiên cũng có những hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, sữa bò không phải là đảm bảo tốt hoàn toàn.

Có nên thay sữa bò bằng sữa thực vật

Sữa có nguồn gốc thực vật được làm bằng cách xay đậu hoặc hạt, từ thực vật đang trở nên phổ biến hơn vì một số người thích mùi vị và sự đa dạng của hương vị.

Các nhà khoa học cũng thừa nhận rằng sữa bò làm tăng mối lo ngại về sức khỏe. Sữa bò có thể mang mầm bệnh có hại, bao gồm cả vi khuẩn salmonella và E.coli, và có rất nhiều trẻ sơ sinh, trẻ em bị dị ứng với sữa bò.

Với người lớn, nhiều người không dung nạp lactose, có nghĩa là họ thiếu một loại enzym đường tiêu hóa quan trọng để hấp thu các loại thực phẩm chứa nhiều lactose như sữa bò.

Thêm vào đó, với mong muốn giảm lượng cholesterol và sự quan tâm ngày càng tăng đối với chế độ ăn thuần chay, và nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng sữa làm từ thực vật như một sự thay thế.

Với các loại sữa thực vật phổ biến hiện nay, sữa dừa có hàm lượng calo thấp và được đánh giá tốt về hương vị, nhưng sữa dừa không cung cấp protein và chứa nhiều chất béo bão hòa.

Tương tự, sữa hạnh nhân cũng có hàm lượng calo thấp và được đánh giá cao về hương vị, đồng thời cung cấp nhiều chất béo, carbohydrate và protein tương đương với sữa bò.

Sữa gạo được xếp hạng tương đương với sữa bò về hàm lượng calo, nhưng chứa nhiều đường hơn và không cung cấp một lượng chất béo, carbohydrate và protein tương đương.

Sữa đậu nành rất giàu protein, đồng thời cung cấp sự cân bằng chất béo và carbs tương tự như sữa bò, là loại gần nhất về chất dinh dưỡng với sữa bò.

Kết luận

Về mặt dinh dưỡng thì sữa là một dạng “thịt lỏng” tuy nhiên chúng ta thường nghĩ sữa sẽ giúp bạn có “xương chắc khỏe hơn, giảm cân tốt hơn và làm cho da mềm mại hơn…” mà các công ty quảng cáo đã tạo nên một nỗi ám ảnh canxi trong sữa.
Điều mà đã đóng góp không nhỏ cho cái chết của hàng tỉ người với các bệnh: béo phì, tim mạch, viêm khớp, tiểu đường….Vì đã mang lại cho bạn nhiều calo, chất béo, chất đạm động vật, cholesterol, natri, vi sinh vật, hóa học ô nhiễm… Sự nguy hiểm của sữa đã được truyền thông phóng đại lên nhiều lần để lấp đi những nguy hiểm mà nó ẩn chứa bên trong.
Thực phẩm sữa và hormone tăng trưởng: sữa chứa nhiều calo và dinh dưỡng hỗ trợ tăng trường, sữa bò có hormone trực tiếp kích thích sự tăng trưởng của những con bê.
Thực phẩm từ sữa bò

Thực phẩm từ sữa bò

Trong số đó thì IGF-1 (Insulin Growth Factor-1) là yếu tố mạnh nhất. Khi bạn uống sữa bò, đồng nghĩa bạn cũng nạp vào cơ thể 1 lượng IGF-1 không nhỏ, IGF-1 giúp bạn tăng trưởng nhanh hơn nhưng đồng thời nó cũng kích thích phát triển ung thư và lão hóa.
IGF-1 là một trong những tác nhân gây nên ung thư mạnh mẽ nhất đặc biệt là ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết. Nó cũng khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn và giảm IGF-1 là 1 trong những biện pháp “chống lão hóa”.
Sữa giúp chống loãng xương nhờ tăng Estrogen: thông điệp này đã được “gắn” vào tiềm thức của rất nhiều phụ nữ trong hàng thập kỷ qua.
Uống sữa bò làm tăng Estrogen của phụ nữ lên cao, nhưng bạn nên biết là lượng Estrogen này đến từ những con bò đang mang thai và chúng được vắt sữa liên tục trong thời gian này.
Vì khi mang thai lượng Estrogen trong sữa tăng từ 15pg/ml lên đến 1000pg/ml. Hậu quả chung của chế độ ăn uống này là gây mất tỉ lệ xương.
Có thể dễ nhận thấy IGF-1 và Estrogen trong sữa bò công nghiệp giúp xây dựng xương tuy nhiên khi dùng nhiều sẽ làm tăng tính axit và giàu protein và dẫn đến mất xương sau đó và tăng nguy cơ ưng thư cùng nhiều bệnh mãn tính khác.
Chúng ta cần tỉnh táo khi mà hiện nay, ngành sữa chi hàng triệu USD mỗi năm để tạo nên 1 tâm lý là dùng sữa sẽ cực kỳ tốt cho sức khỏe tuy nhiên bạn nên nhớ, sữa của loài nào thì chỉ nên dành cho loài đó mà thôi.
Các chuyên gia khuyến khích người uống sữa nên đọc nhãn và lựa chọn sữa dựa trên thành phần dinh dưỡng, giá cả và sở thích cá nhân.

Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về sữa bò và có các lựa chọn tốt hơn giành cho gia đình.  Bạn cũng có thể tự sơ chế và chế biến các loại sữa hạt, sữa thực vật  tại nhà, vừa an toàn vừa bảo đảm thành phần!