Muối ăn được xem là một trong những thành phần nấu ăn quan trọng nhất trên toàn thế giới. Không có muối ăn, các bữa ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo và kém phần hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại muối ăn đề có cấu tạo giống nhau. Bạn có thể lựa chọn muối ăn tùy thuộc vào nhu cầu hoặc sở thích của mình.
Định nghĩa về muối
Muối là gì?
Muối là một loại khoáng chất tinh thể, bao gồm hai nguyên tố chính là natri (Na) và clo (Cl). Đây đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể, giữ chức năng quan trọng trong việc giúp não và các dây thần kinh truyền xung điện, từ đó duy trì sự sống cho con người.
Hầu như các loại muối trên thế giới được thu hoạch từ các mỏ muối, bay hơi từ nước biển hoặc những vùng nước giàu khoáng chất.
Nhìn chung, muối ăn được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất là làm gia vị chế biến trong thực phẩm, giúp làm tăng hương vị đậm đà cho các món ăn.
Ngoài ra, loại khoáng chất này cũng được sử dụng nhiều nhằm bảo quản các loại thực phẩm, ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển. Tuy nhiên, muối ăn khi sử dụng với hàm lượng lớn sẽ gây ra một số vấn đề cho sức khỏe, điển hình là tăng huyết áp.
Khai thác muối như thế nào
1. Khai thác từ nước biển
Ngày nay, người ta chủ yếu sản xuất muối ăn (NaCl) bằng phương pháp cô đặc dung dịch chứa NaCl. Nước biển chính là dung dịch phổ biến nhất chứa NaCl. Do đó, phương pháp chính để sản xuất muối ăn ở nước ta là cô đặc nước biển. Bởi lẽ đó, nhiều người dân Việt Nam vẫn gọi muối ăn là muối biển.
Muối biển được sản xuất ở các vùng khác nhau có màu tinh thể khác nhau do sự khác biệt về thành phần nước biển, điều kiện thổ nhưỡng.
1.1 Sản xuất muối biển bằng phương pháp bay hơi mặt bằng
- Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát:
Cát có diện tích riêng lớn, lợi dụng đặc tính này của cát người ta đã sử dụng cát làm tăng diện tích mặt thoáng của nước biển để có lượng nước ngọt bay hơi lớn khi sản xuất muối ăn từ nƣớc biển. Vì vậy, trong sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát thì cát được gọi là chất môi giới cho sự bay hơi.
Để lấy nước biển sản xuất muối, các đồng muối phơi cát thường tận dụng chiều cao thủy triều để lấy nước tự lưu qua cống nghênh hay còn gọi là cống đón nước thủy triều.
Khi nước biển bị bay hơi nước ngọt thông qua cát phơi (quá trình được thực hiện trên ruộng hay còn gọi là sân phơi cát), nước biển tăng dần nồng độ, đến khi nồng độ của nước biển trong lớp cát phơi đạt trạng thái bão hòa rồi quá bão hòa đối với NaCl thì muối ăn được tách ra dưới dạng rắn và bám vào hạt cát (người ta gọi quá trình này là quá trình muối kết tụ vào cát phơi).
Quá trình kết tinh khi sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát chỉ diễn ra trong vòng một ngày (buổi sáng đưa nước cái lên phơi tại ô kết tinh, chiều tối thu muối).
Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát thường tạo ra sản phẩm muối biển có hàm lượng NaCl khoảng 80% về khối lượng. Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát tại nước ta có sản lượng và chất lượng sản phẩm muối biển thấp (chỉ sử dụng cho các yêu cầu của đời sống sinh hoạt). Phương pháp này giữ được hầu như toàn bộ các chất, hợp chất vi lượng có trong thành phần nước biển ban đầu.
- Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi nước:
Trong thực tế có nhiều vùng điều kiện bay hơi nước ngọt của tự nhiên thuận lợi và ổn định trong thời gian dài, ở những vùng này để sản xuất muối biển người ta chỉ việc đưa nước biển vào phơi ở các ô ruộng đã được xử lý về độ thấm nước của nền ô ruộng.
Quá trình phơi nước biển tại ô ruộng sẽ làm nước biển tăng dần nồng độ (hàm lượng NaCl tăng dần). Nước biển dần đạt trạng thái bão hòa rồi quá bão hòa thì muối ăn được tách ra dưới dạng rắn.
Đầu tiên là những mầm tinh thể muối ăn được hình thành từ nước chạt quá bão hòa rồi những mầm tinh thể muối ăn lớn dần do quá trình phơi vẫn tiếp tục nên tinh thể muối được hình thành từ những mầm tinh thể muối ăn lớn dần đến độ trưởng thành.
Nhiều tinh thể muối được hình thành sẽ tạo nên lớp muối, độ dày của lớp muối phụ thuộc vào thời gian kết tinh muối dài hay ngắn (chu kỳ kết tinh muối dài hay ngắn).
1.2 Sản xuất muối tinh khiết bằng phương pháp bay hơi cưỡng bức
- Phương pháp cô đặc nồi hở
Đưa nước chạt gần bão hòa hoặc bão hòa muối NaCl vào nồi nấu muối, ở Việt Nam các nồi này thường làm bằng tôn, sau đó sử dụng than để đun nóng, làm bay hơi nước ngọt.
Ưu điểm của phương pháp này là tạo được nhiều loại sản phẩm muối, giải quyết được lượng muối chất lượng kém, không đòi hỏi kỹ thuật cao và giúp người làm muối dễ dàng chủ động trong việc sản xuất muối.
Tuy nhiên phương pháp này sử dụng than để đốt nên gây tốn kém chi phí, đẩy giá muối tăng cao trong khi sản lượng muối thu được lại thấp. Việc dùng than làm chất đốt cũng gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt môi trường không khí.
- Phương pháp bay hơi chân không
Đưa nước chạt gần bão hòa hoặc bão hòa muối NaCl vào thiết bị nồi nấu muối, sử dụng hơi nước bão hòa để cung cấp năng lượng làm bay hơi nước ngọt.
Phương pháp này cũng tạo ra được nhiều loại muối khác nhau, có chất lượng tốt và tăng sự chủ động trong sản xuất. Tuy nhiên, việc sản xuất này đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, tốn năng lượng nhân tạo là hơi nước bão hòa nên giá thành khá cao, sản lượng muối được tạo ra không cao.
1.3 Phương pháp điện thẩm tích
Trong thùng điện thẩm tích người ta lắp xen kẽ những màng trao đổi ion âm và dương có tính lựa chọn cao với Na+ và Cl-. Dưới tác dụng của màng trao đổi này, khi thùng điện thẩm tích làm việc, nước muối có nồng độ cao và nước ngọt sẽ được tách ra 2 ngăn riêng biệt.
2. Khai thác muối mỏ
Tiến hành khoan sâu vào lòng đất, nơi phát hiện ra một trữ lượng vỉa muối đáng kể, cách 1- 2m, sau đó bơm nước vào lỗ khoan để ngâm chiết vỉa muối, tổ chức đường thu nước chạt độ mặn cao. Cô đặc nước chát này để thu muối.
3. Trong phòng thí nghiệm
- Axit tác dụng với bazo
HCl + NaOH → NaCl + H20
Na2Cr2O7 + 14HCl→ 2NaCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H20
- Sục khí clo vào dung dịch kiềm
2NaOH (nguội, loãng) + Cl2 → NaCl + NaClO + H20
5NaOH (nóng) + 3Cl2 → NaClO3 + 3H20 + 5NaCl
- Clo đẩy brom và iot khỏi muối bromua và iotua
2NaBr + Cl2→ 2NaCl + Br2
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
- Thủy phân hợp chất chứa oxy kém bền với nhiệt như NaClO3
2NaClO3 ( xúc tác MnO2, đun nóng) → 2NaCl + 3O2
- Đun nhẹ hỗn hợp bão hòa NH4Cl và NaNO2
4. Tinh chế muối natri clorua
Muối ăn được tạo ra từ các phương pháp trên có chứa nhiều tạp chất cơ học và hóa học. Để thu được sản phẩm NaCl sạch hơn cần phải tinh chế lại.
Tính chất vật lý của muối
Muối Natri Clorua có cấu trúc tinh thể Natri Clorua với mỗi nguyên tử có 6 nguyên tử cận kề tạo ra cấu trúc bát diện. Sự phân bổ này được gọi là khớp nối lập phương kín.
Các đặc điểm vật lý của muối Natri Clorua là:
– Công thức NaCl
– Điểm nóng chảy 801 độ C
– Mật độ tỷ trọng 2.16g/cm3
– Điểm độ sôi 1413 độ C
– Độ hòa tan trong nước 35.9g/ml (25 độ C)
Tính chất hóa học của muối Natri Clorua
- Là chất điện li mạnh phân li hoàn toàn trong nước sản phẩm là các ion âm và dương.
- Là muối của bazo khá mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính do đó tương đối trơ về mặt hóa học.
- Tác dụng với muối Ag+ (phản ứng trao đổi): NaCl + AgNO3 -> AgCl + NaNO3
- Tác dụng với nước: Ứng dụng để sản xuất HCl.
Các thành phần khoáng chất
Dưới đây là bảng so sánh hàm lượng khoáng chất giữa các loại muối ăn khác nhau:

Bạn có thể thấy, muối Celtic có chứa ít lượng natri nhất, trong khi lượng magie và canxi chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số các loại muối khác. Muối Himalaya chỉ chứa một lượng ít ỏi kali.
Ngoài ra, những chỉ số trên cũng mang một ý nghĩa nhất định, ví dụ hàm lượng magie chiếm 0,3% trong muối Celtic, nghĩa là bạn cần phải nạp 100gram muối để đạt được RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày).
Tuy nhiên, bạn không nên dựa hoàn toàn vào những chỉ số này khi lựa chọn muối ăn mà bỏ qua những loại muối khác ít khoáng chất hơn. Thực tế, lượng khoáng chất này chỉ cung cấp một lượng không đáng kể so với những gì bạn hấp thụ được từ thực phẩm.
Các loại muối ở Việt Nam và trên thế giới
Muối tinh luyện (muối ăn thông thường)
Muối ăn thông thường còn có tên gọi khác là muối tinh luyện. Loại muối này dễ dàng tìm thấy trong bếp của mọi gia đình và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Muối ăn thông thường được tinh luyện cực kỳ chuyên sâu với cường độ rất cao. Do đó, hầu hết các khoáng chất vi lượng và tạp chất khác đều được loại bỏ hoàn toàn.
Đối với những loại muối ăn được xay nhuyễn có thể gặp phải tình trạng kết tụ lại với nhau, tạo nên những cục vón. Để khắc phục vấn đề này, người ta đã cho thêm một số chất chống kết tủa khi tinh luyện muối để chúng trở nên mịn hơn và không bị vón cục.
Trong muối ăn thông thường có chứa tới 97% natri clorua tinh khiết, thậm chí là cao hơn. Ở một số nơi trên thế giới, muối ăn cũng chứa lượng iốt bổ sung, giúp chống lại tình trạng thiếu iốt- nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp, thiểu năng trí tuệ và các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu bạn là một người không thường xuyên ăn muối giàu iốt, bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm khác có chứa nhiều iốt, chẳng hạn như sữa, trứng, cá hoặc rong biển.
Muối biển
Muối biển được thu hoạch bằng cách làm bay hơi nước biển. Tương tự như muối ăn thông thường, chúng chủ yếu chứa natri clorua. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng khu vực và công thức chế biến, loại muối này còn sót lại nhiều khoáng chất vi lượng khác nhau, bao gồm kẽm, sắt và kali.
Muối biển có màu càng sẫm thì nồng độ tạp chất và dinh dưỡng của nó càng cao. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm nước biển đang ở mức độ đáng báo động, do đó trong muối biển có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng, đặc biệt là chì- một tác nhân rất có hại cho sức khỏe con người khi được tiêu thụ vào cơ thể.
Bên cạnh đó, muối biển cũng có chứa vi nhựa (microplastic), phần sót lại từ các chất thải nhựa. Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về sự ảnh hưởng của microplastic đến sức khỏe con người, nhưng một số nhà khoa học cho biết chúng vẫn có khả năng đem lại một số rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe.

Muối biển
Khác với muối tinh chế, muối biển có đặc tính thô (muối thô), và không được nghiền một cách kỹ lưỡng. Do đó, khi bạn thêm chúng vào thức ăn sau khi nấu, bạn sẽ cảm nhận được một hương vị mạnh hơn so với muối thường. Ngoài ra, mỗi một thương hiệu đều tạo ra một hương vị muối biển riêng biệt, điều này thường phụ thuộc vào lượng khoáng chất vi lượng và tạp chất có trong muối biển qua quá trình chế biến.
Muối Himalaya
Muối Himalaya được khai thác từ mỏ muối lớn thứ hai trên thế giới, có tên là Khewra ở Pakistan. Trong muối Himalaya có chứa một lượng nhỏ oxi sắt (rỉ sét), một chất tạo nên màu hồng cho muối, do đó nó còn có tên gọi khác là muối hồng Himalaya.
Ngoài ra, loại muối này cũng cung cấp một số loại khoáng chất như sắt, canxi, kali và magie, khiến cho chúng có lượng natri thấp hơn một chút so với muối tinh luyện.
Muối Himalaya đem lại hương vị khác biệt hơn những loại muối khác, đây cũng chính là lý do vì sao nhiều người lại ưa thích nó đến thế. Hơn nữa, sự khác biệt về màu sắc của muối Himalaya có thể làm tăng độ hấp dẫn về mặt thẩm mỹ cho các món ăn.
Muối Kosher
Tên muối Kosher bắt nguồn từ những đạo luật nghiêm ngặt trong chế độ ăn kiêng của người Do Thái truyền thống. Họ yêu cầu máu của các loại thịt phải được làm sạch trước khi ăn. Muối Kosher có cấu trúc thô, dễ bong, và đặc biệt hiệu quả trong việc chiết máu, do đó nó thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày của người Do Thái. Chính cấu trúc này đã tạo nên sự khác biệt lớn giữa muối thường và muối Kosher. Với kích thước mảng lớn, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các đầu bếp khi bốc và rắc chúng lên thức ăn.
Mặc dù muối Kosher có kết cấu và hương vị riêng biệt, nhưng khi hòa tan chúng vào trong thực phẩm thường khó có thể nhận ra sự khác biệt với các loại muối ăn thông thường. Bên cạnh đó, loại muối này thường chứa rất ít các chất phụ gia, chẳng hạn như iốt, hoặc chất chống kết tủa.
Muối Celtic
Muối Celtic là một loại muối biển được biết đến rộng rãi đầu tiên ở nước Pháp. Nó thường có màu xám và khá ẩm do chứa một lượng nhỏ nước.
Muối Celtic cung cấp một lượng natri và khoáng chất thấp hơn một chút so với muối ăn thông thường.
Muối Espom
Muối Esspom còn có tên gọi khác là muối magie sulfat. Loại muối này khác với các loại muối ăn thông thường. Tuy nhiên, vì có hình dạng trong giống hạt muối nên được mọi người cho vào họ nhà muối.
Muối Esspom chứa hai thành phần chính là magie và sulfat nên sẽ có tác dụng như sau:
- Magie (Mg): Giúp cơ thể điều chỉnh 325 enzyme, hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm. Ngoài ra, còn có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch hiệu quả.
- Sulfat: Tạo điều kiện hấp thu chất dinh dưỡng, thải độc tố và làm giảm các triệu chứng đau nửa dầu. Đây được xem là chất tốt cho cơ thể và sức khỏe.
Mọi người thường sử dụng muối Espom để tắm, đặc biệt là tắm cho trẻ sơ sinh để ngăn chặn các bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến. Ngoài ra, giúp làm dịu vết muỗi cắn, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đặc biệt là dùng trong điều trị bệnh tự kỷ rất hiệu quả.
Muối đen
Muối đen là gia vị được dùng phổ biến tại Ấn Độ. Nghe có vẻ lạ nhưng loại muối này có công dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là muối đen Himalaya. Muối có vị mặn, mùi nồng và có chút vị ngọt đặc trưng. Do thành phần của muối đen có ít Natri hơn so với muối thồn thường nên rất thích hợp dùng cho người bị cao huyết áp. Ngoài ra, muối đen cũng không có các chất chống vón cục gây hại cho cơ thể và sức khỏe. Muối đen còn chứa nhiều chất khoáng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện làn da và mái tóc của bạn.
Muối iốt
Muối i ốt là một chất cần thiết cho cơ thể người. Giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tận và giúp cơ thể phát triển toàn diện. Nếu bị thiếu i ối sẽ dễ bị bệnh bứu cổ, gây nên hiện tượng mệt mỏi, làm giảm khả năng suy nghĩ,…
Muối biển xám
Muối biển xám là loại muỗi theo nghiên cứu thì được cho là muối có tác dụng cân bằng và duy trì axit và kiềm trong cơ thể, giúp kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, khi sử dụng muối xám còn đem đến công dụng hỗ trợ tốt hệ tim mạch và hệ hô hấp. Vì vậy, bổ sung muối biển xám để có sức khỏe tốt nhất nhưng hãy dùng theo sự hướng dẫn về cách dùng như nào nhé!
Muối đỏ Alaea Hawaii
Chắc hẳn các bạn cũng đang thắc mắc rằng: Tại sao muối lại có màu đỏ? Thực chất muối đỏ Alaea ở Hawaii là sự kết hợp giữa muối biển với đất sét từ núi lửa. Các bạn sẽ không ngờ là trong những hạt muối nhỏ bé ấy đang chứa một lượng khổng lồ với 80 loại khoáng chất khác nhau cực kì tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc trong cơ thể. Và đặc biệt là có thể dùng làm chất bảo quản tự nhiên, tốt cho thực phẩm.
Muối Truffle
Muối Truffle được biết đến là loại muối giúp tăng cường protein cho cơ thể, giúp chống khả năng nhiễm khuẩn khi bị thương và tăng cường, bảo vệ hệ miễn dịch. Ngoài ra, còn một đặc điểm đặc biệt nữa chính là muối Truffle còn giúp cải thiện chuyện chăn gối.
Công dụng của muối với sức khỏe và đời sống con người
1. Trong công nghiệp
Lượng muối ăn tiêu thụ hàng năm trong công nghiệp chếm hơn 80% sản lượng muối ăn trên toàn thế giới. Nó tương đương lên đến khoảng 200 triệu tấn.
– NaCl dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy, thuốc nhuộm
– Sử dụng trong công nghiệp dệt may và sản xuất vải, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa.
– Nguyên liệu ban đầu để sản xuất chlorine và xút, sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp.
– Trong công nghiệp sản xuất giày da, người ta sử dụng muối để bảo về da.
– Trong sản xuất cao su, muối dùng để làm trắng các loại cao su.
– Trong dầu khí, muối là thành phần quan trọng trong dung dịch khoan giếng khoan.
– Từ muối có thể chế ra các loại hóa chất dùng cho các ngành khác như sản xuất nhôm, đồng, thép, điều chế nước Javel,… bằng cách điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
2. Trong nông nghiệp, chăn nuôi
– Muối giúp cân bằng sinh lý trong cơ thể giúp gia súc, gia cầm phát triển khỏe mạnh, giảm bệnh tật.
– Giúp phân loại hạt giống theo trọng lượng
– Cung cấp thêm vi lượng khi trộn với các loại phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân bón.
3. Trong thực phẩm
– NaCl dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Là thành phẩn chính trong muối ăn và được sử dụng phổ biến.
– Natri Clorua có tính hút ẩm, do đó được sử dụng để bảo quản thực phẩm, nó làm tăng áp suất thẩm thấu dẫn đến làm cho vi khuẩn bị mất nước và chết.
– Dùng muối ăn để ướp thực phẩm sống như tôm, cá,…để không bị ươn, ôi trước khi thực phẩm được nấu.
– Khử mùi thực phẩm, giữ cho trái cây không bị thâm.
– Tăng hương vị, kiểm soát quá trình lên men của thực phẩm.
4. Trong y tế và sức khỏe con người
_ Là một yếu tố thiết yếu đối với cuộc sống con người do thành phần chủ yếu của muối là natri và clo, hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường.
– Muối Natri Clorua dùng để sát trùng vết thương rất tốt.
– Dùng để trị cảm lạnh, pha huyết thanh, thuốc tiêu độc và một số loại thuốc khác để chữa bệnh cho con người.
– Giúp giữ nước cho cơ thể, cung cấp muối khoáng cho cơ thể thiếu nước: Muối có tác dụng giữ nước cho các mô và tế bào, giúp các cơ quan trong cơ thể có đủ chất lỏng để duy trì và tái tạo tế bào mới. Nếu không bổ sung đủ muối sẽ khiến cơ thể dễ mất nước, sạm da, chóng mặt và thường xuyên mệt mỏi.
– Muối ăn có tác dụng khử độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, chữa viêm họng, làm trắng răng, chữa hôi miệng,
_ Cân bằng điện giải: Trong muối ăn chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào giúp cân bằng điện giải. Hầu hết các khoáng chất như magie, canxi, kali… cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được mà cần phải bổ sung qua chế độ dinh dưỡng. Do đó, bổ sung muối vào các bữa ăn hàng ngày có thể giúp duy trì nồng độ điện giải ở mức cân bằng và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn điện giải.
5. Trong đời sống
_ Muối tinh khiết dùng để giữ hoa tươi lâu hơn, làm sạch thớt, làm sạch đồ thủy tinh.
_ Giúp lau chùi sạch tủ lạnh, chảo dính dầu mỡ, bàn ủi, tẩy vết rượu vang trên quần áo…
_ Khử mùi hôi của giày, đuổi kiến.
_ Ngâm quần áo trong nước lạnh pha muối giúp quần áo bền màu hơn.
6. Các ứng dụng khác
– Làm tan băng tuyết trên đường
– Làm chất bảo quản
So sánh muối thô và muối công nghiệp
Sự khác biệt về hương vị
Các đầu bếp và những người sành ăn chủ yếu lựa chọn loại muối ăn dựa trên kết cấu, hương vị, màu sắc và sự tiện lợi của chúng cho quá trình chế biến thức ăn.
Các tạp chất có trong muối ăn, bao gồm cả các khoáng chất vi lượng có thể làm ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của muối. Ngoài ra, kích thước hạt muối cũng đem lại những hương vị khác biệt cho món ăn, chẳng hạn như các loại muối thô có kích thước hạt lớn thường mang vị mạnh hơn và lưu giữ lại lâu hơn trên lưỡi của bạn.
Tuy nhiên, khi muối ăn hòa tan vào các món ăn, sự khác biệt về hương vị thường không đáng kể. Nếu bạn thích sử dụng ngón tay để rắc muối lên thức ăn, bạn nên lựa chọn các loại muối thô có kích thước hạt lớn giúp xử lý dễ dàng hơn.

Mỗi loại muối ăn sẽ có màu sắc và hương vị khác nhau
Khoáng chất
Muối biển thô được sản xuất trực tiếp từ nước biển và ít qua các công đoạn chế biến nên muối biển thường có hình dạng tinh thể khá lộn xộn. Vì thế, lượng khoáng chất trong các loại muối biển thô thường cao hơn so với các loại muối đã qua tinh chế.
Natri thấp
Chúng ta đều biết rằng ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, nhưng trên thực tế, “kẻ giết người” thực sự của bệnh cao huyết áp không phải là muối mà chính là natri.
Theo Bác sĩ Vu Lộ Dương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh huyện Thẩm Hà của tỉnh Liêu Ninh (TQ) đã chỉ ra trong một bài báo trên Thời báo Sức khỏe rằng, các mạch máu của con người có thể thẩm thấu và natri giống như một miếng bọt biển.
Nếu natri được tiêu thụ quá nhiều, nước sẽ ngấm vào đó gây ra hiện tượng giữ nước và natri, làm tăng lượng máu và tăng áp lực lên mạch máu, nếu để lâu sẽ làm áp lực lên mạch máu tăng lên dẫn đến huyết áp cao.
Vì vậy, muối natri thấp đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người. Giám đốc Dương giải thích rằng, muối natri thấp là muối dinh dưỡng, so với muối thông thường, hàm lượng natri clorua thấp hơn khoảng 30%.
Hàm lượng natri clorua của muối truyền thống là hơn 95%, trong khi 30% kali clorua được thêm vào muối natri thấp, làm giảm hàm lượng natri clorua xuống khoảng 70%.
Muối thô tốt cho sức khỏe hơn muối công nghiệp
– Vị ngon tự nhiên hơn.
– Muối biển cung cấp iốt tự nhiên giúp tuyến giáp dễ hấp thụ và từ đó điều chỉnh hệ thống nội tiết.
– Muối biển cung cấp bộ đệm cho lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
– Các khoáng chất trong muối biển giúp ngăn ngừa loãng xương.
– Tăng cường hệ miễn dịch.
– Ăn muối biển giúp loại bỏ axit trong não và thận.
– Muối thô giúp cơ thể giữ nước đủ cho sự hydrat hóa tế bào.
– Muối thô giúp giảm tác động của stress bằng cách duy trì lượng melatonin, serotonin và mức tryptamine trong não.
– Bổ sung sodium cần thiết cho hoạt động cơ bắp.
– Muối giúp ổn định và điều hòa nhịp tim nhờ giàu magiê, natri.
Giá cả
Nhiều người nghĩ rằng muối tinh sẽ tốt cho sức khỏe hơn do được loại bỏ những tạp chất. Cũng chính vì vậy, muối tinh luôn có giá đắt hơn muối thô.
Những câu hỏi thường gặp về muối
Ăn muối nhiều có tốt không?
Cũng như bài viết về đường mía của kì trước. Ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe vì có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, giảm canxi trong cơ thể, bệnh hen suyễn, bệnh về thận, bệnh xương khớp, các bệnh về hệ tiêu hóa và làm giảm tuổi thọ. Đó là những bệnh bạn sẽ gặp phải nếu dùng muối ăn không đúng cách.
Muối iot có tác dụng gì?
Muối i ốt được biết đến là loại muối rất tốt cho sức khỏe vì có chứa i ốt. Chất này có tác dụng giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, phát triển hệ thần kinh và hệ sinh dục tốt, tốt cho tim mạch. Ngoài ra, còn có chức năng tác đọng đến chức năng sản sinh hồng cầu, tăng cường khả năng lọc thận, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và duy trì năng lượng trong cơ thể.
Sử dụng muối ăn thế nào là đúng cách?
Muối ăn mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên biết cách sử dụng sao cho đúng cách để bảo vệ cơ thể tốt nhất. Mỗi khi nêm nếm thức ăn, bạn chỉ nên dùng từ nửa hoặc đến 1 muỗng muối ăn tùy theo lượng đồ ăn mà bạn nấu. Nên nhớ, đừng lạm dụng quá nhiều muối ăn vì nó không tốt cho sức khỏe.
Nên cân nhắc việc sử dụng muối ăn của mình, nếu bổ sung quá nhiều hoặc ít muối có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Do đó, bạn cần bổ sung đủ hàm lượng muối mỗi ngày để duy trì thể trạng tốt và ngăn ngừa các vấn đề về cơ thể. Đối với các trường hợp có bệnh lý như tim mạch, thận và huyết áp thì nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và biết chính xác lượng muối ăn cần bổ sung mỗi ngày.
Loại muối ăn nào là tốt cho sức khỏe nhất?
Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu cụ thể nào so sánh mức ảnh hưởng của các loại muối ăn đối với sức khỏe con người. Thực chất, các loại muối ăn đều có cấu tạo tương tự nhau, bao gồm natri clorua và một lượng nhỏ khoáng chất.
Khi lựa chọn muối ăn, bạn nên tránh các loại muối có chứa nhiều chất phụ gia, và các chất chống kết tủa thường được các nhà sản xuất thêm vào trong quá trình chế biến muối.
Hy vọng với bài viết này, Thực Phẩm Diệu Kỹ đã giúp bạn hiểu một cách tường tận về muối ăn và có thể đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.