Thường thì sau khi ăn gấc chúng ta hay vứt bỏ hạt gấc, thực ra hạt gấc cũng là một thanh phần có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng như một vị thuốc từ xưa đến nay. Hạt gấc có khả năng điều trị rất nhiều chứng bệnh, mang lại nhiều lợi cho sức khỏe con người.
1. Đặc điểm của hạt gấc
Quả gấc là một loại cây dây leo, mỗi năm sẽ khô héo một lần và vào mùa xuân năm sau từ gốc lại mọc ra nhiều thân mới. Vào tháng thứ 6, cây bắt đầu có quả non, bên ngoài quả có màu đỏ, nhiều gai mềm.
Hạt nằm bên trong quả được xếp thành hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu. Khi bóc lớp vỏ ngoài ra sẽ thấy một lớp vỏ cứng màu đen, quanh mép hạt có răng cưa tù và rộng. Hạt có đường kính chừng 25 – 35mm, dày khoảng 5 – 10mm.
2. Dược tính của hạt gấc
Trong Đông y, hạt gấc có tên gọi là mộc miết tử, vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh như phù thũng, mụn nhọt, lòi dom.
Trong loại hạt này có chứa 6% nước, 2.9% chất vô cơ, 55.3% chất béo, 16.6% chất protit, 2.9% đường, 1.8% tanin, và 11.7% chất không xác định được. Ngoài ra, còn có một số khoáng chất vi lượng như đồng, sắt, coban và đặc biệt là kẽm và selenium – một chất mới được biết đến với công dụng phòng chống bệnh ung thư.

Hạt gấc được sử dụng như một vị thuốc Đông y với đặc tính hoạt huyết, giảm sưng, tiêu viêm
3. Tác dụng của hạt gấc đối với sức khỏe
Hạt gấc còn có tên gọi khác là mộc miết tử, được sử dụng như một vị thuốc Đông y với đặc tính hoạt huyết, giảm sưng, tiêu viêm.
Ngoài ra, lớp màng phía bên ngoài hạt gấc được sử dụng để làm thành dầu gấc. Trong dầu gấc với thành phần chính là chất lycopen, beta-caroten…Với những thành phần này có tác dụng như:
- Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chất Lycopen có trong các loại quả có màu đỏ giúp hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Không chỉ thế theo nghiên cứu thấy rằng hàm lượng Lycopen trong dầu gấc còn cao gấp 70 lần so với cà chua. Một số nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của chất lycopen cho thấy:
– Ờ những vùng người dân ăn nhiều trái có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa (ung thư dạ dày, trực tràng, đại tràng…) thấp hơn những vùng người dân ăn ít hoặc không ăn và tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm 50%.
– Cũng làm giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt.
- Chống khô mắt và mờ mắt:
Ngoài tác dụng chống ung thư thì Lycopen còn có tác dụng trong điều trị chống khô mắt, mờ mắt… kết hợp với hàm lượng beta caroten trong gấc cũng giúp giảm tình trạng khô mắt, mờ mắt.
- Đảm bảo chức năng sinh dục
Beta carotene là tiền chất của vitamin A có trong dầu gấc rất tốt cho cơ quan sinh dục. Vitamin A có tác dụng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình tạo thành nên các phân tử protein giúp nuôi dưỡng cơ thể.
Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các tổ chức tế bào sinh dục trong việc sản sinh tinh trùng và nang trứng cũng như làm thay đổi cấu trúc các bộ phận sinh dục nam như ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và của nữ như tử cung, buồng trứng…
- Tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng chống lão hóa
Tinh chất Curcumin có trong dầu gấc giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn. Đồng thời nâng cao sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Beta Caroten trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp cơ thể nâng cao được hệ thống miễn dịch cơ thể, chống tác nhân gây bệnh.
- Đẹp da, ngăn ngừa nếp nhăn
Chất Curcumin trong dầu gấc được biết là một chất chống oxy hóa, chống lão hóa điển hình Curcumin có tác dụng làm mờ tàn nhang, ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, chống rụng tóc, mau chóng mọc tóc…
- Giảm mỡ máu
Gấc được xem là loại thực phẩm tốt cho những người gặp phải tình trạng thừa cholesterol trong máu. Sử dụng dầu gấc hay ăn quả gấc giúp giảm cholesterol, làm bền thành mạch, chống tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến, mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, tai biến.
4. Một số ứng dụng của hạt gấc
Hạt gấc được dùng là một vị thuốc với nhiều công hiệu tuyệt vời. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm dân gian đã chứng minh rằng tác dụng chống viêm, giảm đau của hạt gấc gần như tương tự với mật gấu, không chỉ thế lại dễ kiếm và rẻ tiền.
Cách bào chế hạt gấc: Hạt gấc rửa sạch phơi khô, sao cho hết dính. Tách lớp màng bên ngoài để làm dầu gấc. Hạt gấc sao vàng hạ thổ, đập dập, ngâm xâm xấp với rượu gạo từ 45 đến 50 độ. Thời gian ngâm từ 10 ngày trở đi là có thể dùng được, nếu ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ càng tốt. Rượu gấc có thể được dụng điều trị trong một số trường hợp như:
- Chữa đau răng, chảy máu chân răng: Ngậm một ngụm rượu vào miệng trong vòng 30 phút, ngày hai lần sáng và chiều rồi nhả bỏ, không nuốt.
- Chữa đau nhức xương khớp, vết thương bị sưng tấy, bệnh quai bị, tình trạng tụ máu do chấn thương: Dùng một miếng bông tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên vị trí đau sau đó băng lại. Thời gian đắp thuốc mỗi lần khoảng 30 phút. Chú ý tránh đắp rượu gấc lên vết thương hở.
- Chữa trĩ: Dùng hạt gấc đã khô sau đó giã nát rồi trộn với giấm ăn, gói hỗn hợp trên bằng vải đắp vào hậu môn. Cứ sau khoảng 4 đến 6 giờ thay thuốc 1 lần.
- Chữa sưng vú: Dùng rượu gấc bôi đi bôi lại liên tục, cứ khô thì lại bôi lại cho tới khi tình trạng giảm.
- Chữa viêm xoang: Dùng tăm bông chấm vào rượu hạt gấc bôi lên sống mũi. Sau đó chờ khoảng 2 phút thì xì hết dịch mũi trong xoang mũi ra ngoài. Cách này cũng rất hiệu quả và thường đỡ hơn sau một lần.
Dùng rượu hạt gấc bên ngoài da có tác dụng không kém mật gấu.
Quả gấc rất tốt cho sức khoẻ, hạt gấc cũng được sử dụng như một vị thuốc tốt để điều trị chứng bệnh và màng hạt gấc được dùng để làm thành dầu gấc với rất nhiều công hiệu tuyệt vời.

Dầu gấc
5. Lưu ý khi sử dụng hạt gấc
Mặc dù đây là một vị thuốc khá lành tính và an toàn, tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Lưu ý tránh uống rượu hạt gấc và bôi lên các vết thương hở vì trong hạt gấc có ít độc.
- Nhân của hạt có tính độc nên chủ yếu là chỉ dùng để đắp ngoài da. Tác dụng của nhân hạt gấc có thể rất mạnh.
- Không dùng cho người bị hư nhược, không có huyết ứ.
- Nếu sử dụng hạt này để uống chỉ sử dụng khoảng 2 – 4g (1 – 2 nhân)/ngày, trước khi dùng nên làm chín hạt trước.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hạt gấc cũng như công dụng và các bài thuốc được ứng dụng phổ biến từ loại hạt này. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho bạn.