Dung Nạp Kiến Thức, Sản Phẩm Diệu Kỳ

Giấc ngủ quan trọng như thế nào?

 

Đã bao giờ bạn tự hỏi giấc ngủ quan trọng như thế nào? Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng bạn cảm thấy tỉnh táo hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày và cảm thấy mệt mỏi hơn vào những thời điểm khác?

Những câu hỏi này liên quan đến hai hệ thống cơ thể: cân bằng nội môi khi ngủ/thức và nhịp sinh học của bạn, hoặc đồng hồ sinh học của cơ thể bạn.

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều gây bất lợi. Vậy mỗi người chúng ta nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày để có ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ?

 

A. Giấc ngủ là gì?

Ngủ là một trong trạng thái nghỉ ngơi tạm thời của cơ thể và thường xảy ra khi mỗi chúng ta cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức. Hay đúng hơn là một ngày 24 giờ thì chúng ta sẽ dành 8 tiếng ban đêm để ngủ để giúp mọi bộ phận trên cơ thể được thả lỏng. Nhưng nhìn dưới góc độ khoa học, thì ngủ chính là lúc não bộ của chúng ta thực hiện một số công việc quan trọng nhất. Đó là xử lý và sắp xếp các thông tin quan trọng vào bộ nhớ dài hạn.

Những giấc ngủ chất lượng sẽ giúp chúng ta tăng khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung. Từ đó mọi hoạt động trong đời sống của chúng ta cũng sẽ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó khoa học thực tế đã chứng minh, việc thiếu ngủ thường xuyên có liên quan mật thiết tới hội chứng Alzheimer (đãng trí).

Còn ở góc độ sinh học thì giấc ngủ cũng là một hoạt động quan trọng giúp cơ thể phục hồi nguồn năng lượng đã tiêu hao sau mỗi quá trình hoạt động vất vả. Các chuyên gia về sức khỏe thường khuyên chúng ta nên ngủ trung bình khoảng 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể có thời gian thư giãn, thoải mái để có nhiều năng lượng hơn cho những hoạt động quan trọng.

 

B. Đồng hồ sinh học là gì ?

Đồng hồ sinh học” hay chu kỳ 24 giờ (nhịp sinh học) của cơ thể, có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hoặc bóng tối, có thể khiến cơ thể nghĩ rằng đã đến giờ ngủ hoặc thức dậy. Đồng hồ cơ 24 giờ kiểm soát các chức năng như:

  • Đang ngủ và đang thức.
  • Thân nhiệt.
  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Các chức năng khác của cơ thể, chẳng hạn như khi bạn cảm thấy đói.

 

C. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe

 

 

Giấc ngủ điều hòa đồng hồ sinh học của cơ thể:

1. Ngủ kém khiến bạn tăng cân

Giấc ngủ kém có liên quan mạnh mẽ đến tăng cân. Những người không ngủ đủ giấc có xu hướng tăng cân đáng kể so với những người ngủ đủ giấc. Trên thực tế, thời gian ngủ ngắn là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng béo phì.

Trong một nghiên cứu cho thấy, trẻ em và người lớn không ngủ đủ giấc tương ứng với nguy cơ bị béo phì cao hơn, lần lượt là 89% và 55%. Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với việc tăng cân được cho là do sự thay đổi trong hormone điều tiết sự thèm ăn và chế độ ngủ.

Nếu bạn đang cố gắng giảm cân thì việc có được giấc ngủ ngon là vô cùng quan trọng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, ngủ không đủ giấc làm tăng ghrelin và giảm leptin. Điều này có khả năng làm tăng sự thèm ăn.

2. Những người ngủ ngon có xu hướng tiêu thụ ít calo hơn

Các nghiên cứu cho thấy, những người thiếu ngủ thường có cảm giác thèm ăn nhiều hơn và có xu hướng tiêu thụ nhiều calo hơn. Thiếu ngủ làm thay đổi sự điều tiết của hormone thèm ăn và đây được cho là nguyên nhan gây ra hạn chế về việc điều chỉnh cơn thèm ăn. Ngủ không đủ giấc khiến mức ghrelin cao hơn, hormone kích thích sự thèm ăn và giảm mức độ leptin, hormone ngăn chặn sự thèm ăn.

Nhằm cung cấp năng lượng cần thiết duy trì sự tỉnh táo, khi bạn ngủ không đủ giấc thì ăn nhiều thêm chính là sự thích nghi sinh lý. Ngày nay, đồ ăn rất phong phú và đa dạng, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với mọi loại thực phẩm, vì vậy bạn rất dễ tiêu thụ calo vượt mức cần thiết.

3. Ngủ ngon giúp cải thiện sự tập trung và năng suất

Giấc ngủ rất quan trọng đối với các khía cạnh khác nhau của chức năng não, bao gồm nhận thức, sự tập trung, năng suất và hiệu suất. Tất cả những điều này đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thiếu ngủ. Một nghiên cứu được thực hiện với các thực tập sinh cho thấy, thực tập sinh theo lịch trình truyền thống với thời gian làm việc kéo dài hơn 24 giờ đã gây ra các ảnh hưởng về sức khỏe nghiêm trọng hơn so với thực tập sinh được ngủ đủ giấc.

Thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến một số khía cạnh của chức năng não với mức độ tương tự như nhiễm độc rượu.

Mặt khác, các kỹ năng giải quyết vấn đề và hiệu suất nhớ của trẻ em và người lớn được chứng minh là có sự cải thiện khi bạn ngủ đủ giấc.

4. Ngủ ngon có thể tối đa hóa hiệu suất hoạt động thể thao

Ngủ ngon được chứng minh có khả năng tăng cường hiệu suất thể thao. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở những người chơi bóng rổ, giấc ngủ dài được chứng minh là cải thiện đáng kể tốc độ, độ chính xác, thời gian phản ứng và sức khỏe tinh thần.

Thời gian ngủ ít hơn cũng có liên quan đến hiệu suất tập thể dục kém và hạn chế khả năng hoạt động ở phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu được thực hiện với hơn 2.800 phụ nữ cho thấy thiếu ngủ có thể có liên quan đến việc đi bộ chậm hơn, giảm sự cân bằng và khó thực hiện các hoạt động độc lập hơn.

Chất lượng giấc ngủ sẽ bị giảm do thời gian ngủ bị xáo trộn khiến cho chức năng thể chất trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, để tối đa hóa hiệu suất thể thao, bạn cần phải có giấc ngủ ngon.

5. Người ngủ kém có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn

Chất lượng và thời gian ngủ có thể ảnh hưởng lớn sức khỏe. Đây là các yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tim. Đánh giá của 15 cuộc nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn nhiều so với những người ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.

6. Giấc ngủ ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và làm giảm độ nhạy insulin. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở những người đàn ông trẻ, khỏe mạnh, nếu thời gian ngủ chỉ với khoảng bốn giờ mỗi đêm trong sáu đêm liên tiếp gây ra các triệu chứng tiền tiểu đường. Những triệu chứng này sẽ được cải thiện sau 1 tuần tăng thời gian ngủ.

Thói quen ngủ ít cũng có nguy cơ dẫn đến các tác dụng phụ đối với lượng đường trong máu.

Những người ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm trong một khoảng thời gian dài được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

7. Giấc ngủ kém có liên quan đến trầm cảm

Những người bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng có tỷ lệ trầm cảm cao hơn đáng kể so với những người bình thường

Các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, có liên quan mạnh mẽ đến chất lượng giấc ngủ kém và rối loạn giấc ngủ. Các chuyên gia ước tính rằng, có khoảng 90% những người bị trầm cảm thường không ngủ ngon giấc.

Giấc ngủ kém thậm chí còn liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do tự tử. Những người bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng có tỷ lệ trầm cảm cao hơn đáng kể so với những người bình thường.

8. Giấc ngủ cải thiện chức năng miễn dịch của bạn

Ngay cả việc mất ngủ trong thời gian ngắn cũng được chứng minh là làm suy giảm chức năng miễn dịch. Một nghiên cứu kéo dài hai tuần nhằm theo dõi sự phát triển của cảm lạnh thông thường sau khi cho người bệnh dùng thuốc nhỏ mũi với virus cảm lạnh. Các chuyên gia phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn 7 giờ có khả năng bị cảm lạnh cao gần gấp 3 lần so với những người ngủ từ 8 giờ trở lên.

Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh thì tốt nhất không nên thức muộn và đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm. Ngủ ít nhất 8 giờ có thể cải thiện chức năng miễn dịch của bạn và giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Ăn nhiều tỏi cũng có thể giúp ích.

9. Ngủ kém làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể

Giấc ngủ có thể có ảnh hưởng lớn đến tình trạng viêm trong cơ thể bạn. Thực tế, mất ngủ được biết đến là yếu tố là kích hoạt các dấu hiệu của tình trạng viêm và tổn thương tế bào.

Giấc ngủ kém có liên quan mạnh mẽ đến tình trạng viêm đường tiêu hóa kéo dài, trong các rối loạn được gọi là bệnh viêm ruột. Nghiên cứu cho thấy rằng những người thiếu ngủ mắc bệnh Crohn có khả năng tái phát cao gấp đôi so với những bệnh nhân có giấc ngủ ngon.

Giấc ngủ kém có liên quan mạnh mẽ đến các bệnh viêm ruột và có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn dựa vào việc đánh giá giấc ngủ để giúp dự đoán kết quả điều trị ở những người có vấn đề viêm nhiễm lâu dài.

10. Giấc ngủ ảnh hưởng đến cảm xúc và tương tác xã hội

Mất ngủ làm giảm khả năng tương tác xã hội. Những người ngủ kém sẽ bị giảm khả năng nhận ra những biểu hiện của sự tức giận và hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu tin rằng giấc ngủ kém ảnh hưởng đến khả năng nhận biết các tín hiệu và xử lý thông tin liên quan đến cảm xúc. Thiếu ngủ có thể làm giảm các kỹ năng xã hội và khả năng nhận biết các biểu hiện cảm xúc của mọi người.

Tóm lại, cùng với chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và giấc ngủ ngon là những yếu tố quan trọng nhất đối với sức khỏe của tất cả chúng ta. Bạn không thể đạt được sức khỏe tốt nhất nếu không biết cách chăm sóc cho giấc ngủ của mình.

11. Ít ngủ làm làn da thiếu sức sống

  • Ban đêm là thời gian làn da tiến hành quá trình trao đổi chất, bổ sung dinh dưỡng, tiết chất nhờn để đảm bảo độ ẩm cho da. Nếu thức khuya, thiếu ngủ hay mất ngủ, quá trình điều tiết của các tế bào da bị rối loạn, tác động xấu đến các tế bào biểu bì. Da trở nên khô ráp, thiếu sức sống.
  • Theo Boldsky (Ấn Độ), ngủ thất thường và thiếu ngủ kích thích sản sinh ra hormone cortisol. Cortisol được cho là phá vỡ protein trên da khiến da mất tính đàn hồi, nếu kéo dài tình trạng này những đường nhăn và nếp nhăn sẽ hình thành.
  • Nếu mất ngủ, khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da giảm khả năng thể phục hồi, dấu hiệu lão hóa cũng nhanh hơn.

 

D. Các giai đoạn của giấc ngủ

Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể con người nghỉ ngơi. Lúc này ý thức tạm ngưng hoạt động và các cơ được thả lỏng hoàn toàn. Chúng ta đều biết rằng giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người.

– Phải ngủ đúng và đủ thời lượng: Người cao tuổi ngủ khá ít khoảng 6h/đêm. Người trưởng thành cần ngủ khoảng 8h/đêm. Trẻ nhỏ từ lúc sơ sinh đến trước tuổi dậy thì có thể ngủ 8 – 10h/ ngày.

– Phân bổ giấc ngủ đều trong ngày: Hãy phân chia giấc ngủ đều đặn, chẳng hạn như một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Những giấc ngủ ngắn này tạo cho con người cảm giác thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng và giúp tiếp thu thông tin tốt hơn.

– Duy trì giấc ngủ ngon: Do những tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như tiếng động hoặc gặp ác mộng… sẽ làm bạn tỉnh giấc. Duy trì một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn an yên hơn và không gặp ác mộng.

 

Có thể bạn chưa biết, mỗi quá trình ngủ của chúng ta thường diễn ra gồm 4 giai đoạn cơ bản. Đó là giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ (REM). Ngay sau đây chúng tôi sẽ phân tích một cách chi tiết về 4 giai đoạn này.

 

Giờ sinh học của cơ thể và giấc ngủ

Giờ sinh học của cơ thể và giấc ngủ

1. Giai đoạn ru ngủ

Thông thường giai đoạn ru ngủ chỉ diễn ra trong khoảng 3 tới 15 phút. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ngủ nông. Trong giai đoạn này não bộ của chúng ta vẫn còn rất tỉnh. Dễ dàng bị đánh thức bởi một tiếng động nhỏ, một âm thanh, mùi hương, hay thậm chí là một ý nghĩ bất chợt.

Giai đoạn này được ví như khúc dạo đầu của giấc ngủ. Những người có tâm lý ổn định sẽ dễ dàng bước qua nó, hơn những người có tâm trạng lo lắng hay suy nghĩ.

Cơ thể sẽ dần điều chỉnh cho nhịp tim chậm và đều. Huyết áp và nhiệt độ não sẽ giảm dần. Tốc độ đảo mắt, máu đến não và sóng điện não cũng chậm theo. Nó cùng mọi thứ vẫn hoạt động, chỉ là với biên độ nhỏ và đều đặn hơn một chút.

2. Giai đoạn ngủ nông

Ở giai đoạn ngủ nông, bạn vẫn đang điều chỉnh cơ thể tiến hành việc ngủ. Tuy nhiên trạng thái của bạn lúc này mới chỉ đang từ từ trôi vào giấc ngủ một cách ổn định hơn. Ý thức cũng mất dần, còn não bộ thì đang ở trạng thái lơ mơ. Sóng não và nhiệt độ cơ thể cũng dần hạ xuống mức thấp nhất. Kể cả nhịp tim và nhịp thở ở giai đoạn này cũng đã thấp đến mức gần như không cảm nhận được.

Các cơ thả lỏng, cho bạn cảm giác thư giãn tuyệt đối. Nếu không may bạn bị đánh thức ở giai đoạn này, sẽ rất dễ giật mình và nổi cáu. Cảm giác tim đau nhói và không tốt cho sức khỏe.

Thỉnh thoảng trong não bộ sẽ xuất hiện những đợt sóng nhanh (có tên khoa học là sleep pindle). Các đợt sóng não này sẽ thưa dần khi cơ thể của chúng ta chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

3. Giai đoạn ngủ sâu

Giai đoạn ngủ sâu là trạng thái chuyển giao giữa giai đoạn ngủ nông và giai đoạn ngủ rất sâu. Lúc này sóng não chúng ta đã trở nên rất chậm, trong y học còn gọi đây là dạng sóng delta. Thỉnh thoảng có đan xen với những đợt sóng não nhanh ít ỏi còn sót lại của giai đoạn ngủ nông.

Lúc này cả nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, huyết áp lẫn nhịp tim đều chùng xuống. Giai đoạn này có tác dụng phục hồi sinh lực cho cơ thể, tuy nhiên thời gian diễn ra của nó thường khá ngắn. Giai đoạn ngủ sâu chỉ chiếm khoảng 13 – 23 % của giấc ngủ. Tức là nếu một ngày bạn ngủ 8 tiếng thì thời gian ngủ sâu khoảng tầm 1 – 2 tiếng.

Ngoài ra độ dài của giấc ngủ sâu cũng còn tùy thuộc vào tuổi tác. Thường thì tuổi càng cao, giai đoạn ngủ sâu sẽ càng ngắn.

4. Giai đoạn ngủ rất sâu

Giai đoạn ngủ rất sâu là sự kết hợp của cả giai đoạn 3 và 4. Đây cũng là lúc cơ thể của chúng ta thực sự chìm vào giấc ngủ, nói theo cách dân dã là giai đoạn ngủ say.

Khi quá trình ngủ đi đến giai đoạn này, cũng là lúc cơ thể khó bị đánh thức nhất. Bởi vậy dân gian mới có câu truyền miệng “một khi đã ngủ say thì cháy nhà cũng không tỉnh”.

Tuy nhiên ở trong giai đoạn thứ 4 này, lại là lúc cơ thể được phục hồi mạnh mẽ nhất. Tại các mô, sự sửa chữa và phát triển diễn ra rất nhanh chóng. Đồng thời não bộ cũng tiết ra các hormone quan trọng để thực hiện công việc của chúng. Là cung cấp năng lượng để tế bào được nhanh chóng phục hồi.

5. Giấc ngủ REM

Giai đoạn này có nguồn gốc từ các tế bào thần kinh hệ cholinergic. Chúng có liên quan mật thiết đối với các tế bào thần kinh hệ cholinergic ở các vùng não cao cấp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement). Là một hiện tượng độc đáo, chỉ xuất hiện trong hoạt động ngủ của các loài động vật có vú và loài chim.

Khi giấc ngủ của chúng ta đi tới giai đoạn này, mặc dù bề ngoài mắt vẫn nhắm. Nhưng thực tế thì nhãn cầu bên trong lại đảo rất nhanh và liên tục.

Chính trong giai đoạn ngủ REM này, chúng ta thường hay bắt gặp những hiện tượng ảo giác, gọi là giấc mơ. Giai đoạn này rất quan trọng với sức khỏe của mỗi chúng ta. Bởi thời lượng của nó chiếm tới 41% trong mỗi lần ngủ. Tỷ lệ này cũng có thể thay đổi tùy theo độ tuổi.

Giai đoạn ngủ REM rất có lợi đối với việc học tập, kiểm soát tâm trạng và phục hồi trí nhớ. Đặc biệt là đối với sức khỏe và sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh, giai đoạn ngủ này có vai trò rất lớn.

 

 

E. Những yếu tố tác động đến chất lượng giấc ngủ

Trong cuộc sống thường ngày, đôi khi có rất nhiều nguyên nhân và thói quen xấu vô tình tác động đến việc ngủ. Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, mà chúng ta không hề hay biết. Dưới đây sẽ là một số ý kiến tham khảo về những yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và giấc ngủ của chúng ta.

 

1. Chất Caffeine

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong café, trà. Chúng có tác dụng kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi. Chính điều này khiến bạn khó đi vào giấc ngủ vì não bộ luôn ở trạng thái tỉnh táo. Chất này có thể gây nghiện và tạo ra các tác dụng phụ như lo lắng, khó chịu, nhịp tim không đều và khó ngủ.

Đối với hầu hết người dùng cafe, uống một hoặc hai tách cafe vào buổi sáng sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ vào ban đêm. Tuy nhiên, tiêu thụ caffeine vào cuối ngày có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Lợi dụng quá nhiều caffeine cũng có thể khiến bạn bị đau đầu, cao huyết áp. Thậm chí ảo giác, nôn mửa và tử vong do co giật.

2. Thuốc lá

Trong thành phần thuốc lá có chứa Nicotin. Đây cũng là một chất kích thích, tác động trực tiếp đến màng não. Nicotine là một chất kích thích mạnh, vì vậy nếu người hút thuốc thường xuyên và gần giờ đi ngủ sẽ dễ bị mất ngủ.

Nicotine làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, và những người hút thuốc sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ. Nhiều người có thói quen hút thuốc khi tạo các mối quan hệ cá nhân. Khi tham gia vào các mối quan hệ này bạn sẽ phải hút thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp tới thần kinh cảm xúc. Dẫn đến việc suy nghĩ nhiều gây khó ngủ.

3. Thuốc ngủ

Không nên lạm dụng thuốc ngủ. Vì lâu dần sẽ thành thói quen, rất có hại cho sức khỏe. Khi bị mất ngủ, người bệnh thường tự mua thuốc để cải thiện các triệu chứng mất ngủ, thay vì đi khám và theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, điều này khiến bạn lạm dụng vào thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi bị mất ngủ bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.

4. Các bệnh mãn tính 

Các bệnh mãn tính là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên. Trường hợp này xảy ra ở rất nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Một số bệnh như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống gây nên những cơn đau nhức. Chúng có thể gây ra chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Để khắc phục hãy chăm chỉ vận động thể dục mỗi ngày.

5. Chế độ ăn không phù hợp

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng ăn quá nhiều carbohydrate có thể gây mất ngủ. Bên cạnh đó, những món ăn khoái khẩu khó tiêu hóa cũng dễ gây chướng bụng khó ngủ. Việc điều chỉnh chế độ ăn sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

6. Các yếu tố từ môi trường

Đôi khi môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của chúng ta. Phòng ngủ quá chật chội, bí bách cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó cần giữ cho không gian nghỉ ngơi luôn được sạch sẽ, thoáng đãng. Đây chính là bí quyết giúp bạn có khoảng thời gian nghỉ ngơi trọn vẹn.

Trên đây là những thông tin tham khảo về giấc ngủ, và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe chúng ta. Hy vọng bài viết FITI chia sẻ sẽ giúp ích các bạn cải thiện cuộc sống sinh hoạt. Ăn ngủ điều độ để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

7. Đồng hồ sinh học

  • Sự chậm trễ của các chuyến bay: Giao nhau giữa các múi giờ sẽ làm gián đoạn đồng hồ cơ thể của bạn. Bạn gặp vấn đề về giấc ngủ do đồng hồ cơ thể chưa điều chỉnh theo múi giờ mới. Cơ thể bạn nghĩ rằng bạn vẫn đang ở múi giờ cũ.
  • Thay đổi lịch ngủ của bạn: Khi bạn làm việc vào ban đêm và ngủ vào ban ngày, đồng hồ bên trong cơ thể cần thiết lập lại để cho phép bạn ngủ vào ban ngày. Những người làm ca đêm hoặc xoay ca có thể khó ngủ vào ban ngày và có thể cảm thấy mệt mỏi vào ban đêm khi họ cần tỉnh táo để làm việc.
  • Môi trường ngủ của bạn: Quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn có thể khiến cơ thể bạn cảm thấy chưa đến giờ ngủ.
  • Bệnh tật: Một số bệnh và vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chúng bao gồm chứng mất trí nhớ, chấn thương đầu, hồi phục sau hôn mê và trầm cảm nặng. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương cũng có thể ảnh hưởng đến mô hình giấc ngủ.
  • Hậu quả của ma túy và rượu: Một số loại thuốc gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Và bạn có thể đi vào giấc ngủ mà không có vấn đề gì sau khi uống rượu vào buổi tối muộn, nhưng uống rượu trước khi ngủ có thể khiến bạn thức giấc sau đó vào ban đêm.
  • Khó ngủ cho đến đêm khuya hoặc sáng sớm, sau đó cảm thấy mệt mỏi và cần ngủ vào ban ngày. Những người có vấn đề này có thể được gọi là “cú đêm.” Đây là một vấn đề phổ biến và nó thường bắt đầu ở những năm đầu thanh thiếu niên hoặc thanh niên. Những người có cha hoặc mẹ bị vấn đề này thì bản thân họ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
  • Ngủ sớm – lúc 8 giờ tối hoặc sớm hơn – và thức dậy sớm – từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng.

 

F. Để có giấc ngủ ngon

 

 

  • Những nguyên nhân khiến giấc ngủ bị giảm sút như tiếng ồn, ngủ khi đói hoặc quá no, phòng nóng, bụi bẩn… Do đó bạn nên đặt phòng ngủ ở nơi yên tĩnh, thường xuyên quét dọn làm sạch phòng ngủ, không ăn quá đói hoặc quá no trước giờ đi ngủ.
  • Để có được giấc ngủ ngon, bạn không nên xem các thiết bị công nghệ trước khi lên giường vì ảnh sáng từ màn hình ngăn chặn việc sản xuất ra hormone melatonin điều hòa giấc ngủ. Thói quen đi ngủ và thức dậy vào các giờ nhất định tốt cho sức khỏe.
  • Bạn chú ý để phòng ngủ tối, chọn những loại gối mềm mại.
  • Những thực phẩm như hạnh nhân, chuối, bơ, cải xoăn, rau chân vịt, mè, sữa… có lợi cho giấc ngủ. Hạnh nhân chứa nhiều magiê giúp ngủ ngon, thư giãn cơ bắp, duy trì nồng độ đường trong máu. Chuối chứa tryptophan và giàu magiê, cần thiết cho cơ thể sản xuất ra melatonin. Hạt mè chứa các khoáng chất, magiê giảm stress; sesamin cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi, đem đến giấc ngủ sâu.

 

G. Kết hợp Natto và dầu dừa để có giấc ngủ sâu 

1. Dầu dừa ép lạnh ly tâm

Đây có thể xem là loại dầu dừa tốt nhất hiện nay, lý tưởng nhất trong ẩm thực và sức khỏe:

  • Độ tinh khiết cao
  • Mùi thơm nhẹ như mùi cơm dừa tươi
  • Kết cấu mịn, độ nhớt thấp không rít nhầy
  • Độ ổn định lâu dài, có thể sử dụng trên 2 năm
  • Không lẫn tạp chất
  • Không có hóa chất hay bất kì chất phụ gia nào
  • Có chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại dầu dừa

Theo mặt hóa học, dầu dừa tự nhiên chứa nhiều thành phần chất béo dễ tiêu hóa, với hầu hết là axit béo chuỗi trung bình và có cấu trúc bão hòa. Giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị rất hiệu quả nhiều bệnh lý bởi các hoạt tính nổi bật, như điều hòa đường huyết, hỗ trợ và cải thiện chức năng não bộ.

2. Natto – đậu tương lên men

Natto có tác dụng khác nhau tùy thuộc vào thời gian ăn. Nếu bạn dùng vào buổi sáng, protein tạo ra nhiệt trong cơ thể, tăng sự trao đổi chất, ngăn ngừa cảm lạnh, … Ngược lại, nếu bạn dùng vào ban đêm, protein sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu.

Chính vì vậy mà các nhà khoa học đã khuyên nên uống natto vào buổi tối để chất “nattokinase” có thể hoạt động tích cực trong khi ngủ giúp có giấc ngủ sâu hơn.

3. Cách thực hiện

Trước khi ngủ pha 10gr bột Natto với 100ml nước ấm. Uống trực tiếp sau đó uống 1 muỗng canh dầu dừa.

Có thể thay natto bột bằng natto viên tía tô, hay natto đậu gà, đều có tác dụng giúp ngủ ngon hơn.

 

Chúng ta đều đã biết tầm quan trọng của giấc ngủ, hi vọng qua bài viết này bạn sẽ sẽ có góc nhìn đầy đủ hơn về giấc ngủ. Đồng thời bỏ túi thêm vài phương pháp ngủ ngon rất hữu ích nhé.

 

 

 

VÌ SAO NÊN CHỌN DẦU DỪA CỦA

THỰC PHẨM DIỆU KỲ?

THỰC PHẨM DIỆU KỲ ĐƯỢC XÂY DỰNG VỚI TIÊU CHÍ:

  • Chọn ra những sản phẩm tự nhiên đúng giá trị, đúng tiêu chuẩn, thật sự sạch và mang lại lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe mọi người.
  • Chúng tôi đã chọn ra 2 dòng sản phẩm chính trong phân loại dầu dừa tươi ép lạnh ly tâm, được đảm bảo và trải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, giá thành hợp lý nhất.
  • Ở đây chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi muốn chia sẻ rộng rãi giá trị thực của sản phẩm thiên nhiên cho sức khỏe của cộng đồng!
  • Dầu dừa nguyên chất đảm bảo an toàn khi sử dụng cho da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!

 

 

ĐẶT HÀNG QUA ZALO ĐỂ NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ NHÉ

Related Posts