Không giống với các loại đường tinh luyện, đường cát trắng, đường nâu… thông thường, đường thốt nốt có vị ngọt thanh, dịu nhẹ, không quá gắt nên được rất nhiều người yêu thích. Thốt nốt có thể ăn tươi hoặc được các bà nội trợ dùng để nấu ăn ngoài ra đường thốt nốt còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và chữa bệnh. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng ngày nay khuyên bạn nên thay thế đường mía tinh luyện bằng đường thốt nốt.
Thốt nốt là gì?
Nguồn gốc
Thốt nốt có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á, nên bạn có thể bắt gặp thốt nốt ở nhiều nước bạn bè láng giềng như Campuchia, Lào, Indonesia,… Tại Việt Nam, thốt nốt được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh,… Thốt nốt có thể chịu hạn, ngập nước những không thể chịu rét.
Đặc điểm
Thốt nốt trông giống cây cọ ở miền Bắc và gần giống với cây dừa, thân thốt nốt thẳng, có thể cao đến 30m. Thông thường, thốt nốt có thể sống đến 20 – 30 năm, hoặc xa hơn là 100 năm.
Thốt nốt đực không cho quả, còn thốt nốt cái cho khoảng 50-60 quả. Quả thốt nốt tròn, bên ngoài có màu đen, vỏ cứng. Bên trong quả thốt nốt chia thành 3 múi. Thịt thốt nốt phần màu trắng trong, khi còn non ăn mềm ngọt, khi già thì phần thịt này cứng dần. Có thể dùng phần thịt để nấu chè hoặc dầm nước đường và đá ăn rất mát.
Giá trị dinh dưỡng của thốt nốt
Thốt nốt không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong thốt nốt có nhiều vitamin và khoáng chất cơ lợi như vitamin C, B1, B2, B3, sắt, phốt pho, canxi và potassium.
Thốt nốt còn có công dụng lơi tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, kiện tỳ. Hầu hết các bộ phận của cây thốt nốt đều có thể dùng làm thuốc theo y học cổ truyền.
Đường thốt nốt là gì?
Đường thốt nốt là một sản phẩm đường được sản xuất từ cây cọ không qua tinh chế. Đôi khi, đường thốt nốt được gọi là “đường không ly tâm”, bởi vì sản phẩm không cần kéo thành sợi trong quá trình chế biến để loại bỏ mật đường bổ dưỡng.
Đường thốt nốt được nấu từ dịch chảy từ nhụy hoa thốt nốt. Phần nước lấy từ trong quả thốt nốt chính là nước đường lỏng. Sau quá trình chế biến sẽ tạo thành những khối đường cứng, màu vàng đẹp mắt. Trung bình cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ làm được 1kg đường thốt nốt.
Ngoài ra, vì được làm bằng phương pháp thủ công nên đường giữ trọn được toàn bộ chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Đường có thể nghiền hoặc chia nhỏ tùy mục đích sử dụng đa năng. Đây cũng chính là lý do mà loại đường này được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, giúp tạo nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng.
Cách làm đường thốt nốt
Trước tiên, người thợ sẽ thu hoạch dịch từ nhụy hoa thốt nốt theo phương tháp thủ công. Họ sẽ leo lên cây thốt nốt, cắt nhị hoa đực để thu hoạch dịch từ nhụy hoa. Sau đó sẽ tiến hành nấu đường.
Đường thốt nốt được làm bằng phương pháp truyền thống là chưng cất nước ép từ cây cọ:
Bước 1: Cho dịch nhụy hoa vào chảo lớn, đun lên để cô đặc phần nước này.
Bước 2: Trong quá trình nấu, đảo đều dung dịch đến khi trở nên sền sệt thì đổ sang chảo khác. Tiếp tục đun hỗn hợp với lửa vừa đến khi chuyển màu vàng ươm.
Bước 3: Chuẩn bị các khuôn hình ống tròn, hoặc khuôn hình tròn dầy khoảng 2 – 3cm. Sau đó, đổ đường vào các khuôn.
Bước 4: Cuối cùng, dùng lá thốt nốt gói khuôn này lại. Chờ khi đường đông đặc và khô lại là hoàn thành.
Trong quá trình này, đường thốt nốt được khuấy đều và những tạp chất được hớt bỏ phần trên cho đến khi chỉ còn lại một lớp bột nhão màu vàng. “Bột” này sau đó được chuyển đến khuôn hoặc hộp đựng, đợi nguội thành đường thốt nốt.
Màu của đường thốt nốt có thể từ vàng nhạt đến nâu đậm. Điều này rất quan trọng, vì màu sắc và kết cấu được dùng để phân loại đường thốt nốt. Điều thú vị là đường được coi trọng màu sáng hơn là màu tối hơn.
Loại đường thốt nốt nhẹ hơn, “chất lượng tốt” thường chứa hơn 70% đường sucrose. Chứa ít hơn 10% glucose và fructose cô lập so với đường tinh luyện và 5 % là khoáng chất.
Đường thường được bán ở dưới dạng một khối đường rắn, hoặc cũng được sản xuất ở dạng lỏng và dạng hạt.
Thông tin dinh dưỡng
Đường thốt nốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đường tinh luyện vì có chứa mật đường cô đặc nguyên chất. Trong đó, rỉ đường là một sản phẩm phụ bổ dưỡng của quá trình sản xuất đường, thường được loại bỏ khi làm đường tinh luyện.
Thành phần dinh dưỡng của đường chính xác là một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng có trong mật đường .
Cụ thể hơn, 100gram đường có thể chứa:
- Lượng calo: 383.
- Sucrose: 65–85 gam.
- Fructose và glucose: 10–15 gam.
- Chất đạm: 0,4 gam.
- Chất béo: 0,1 gam.
- Sắt: 11 mg, hoặc 61% RDI.
- Magiê: 70-90 mg, hoặc khoảng 20% RDI.
- Kali: 1050 mg, hoặc 30% RDI.
- Mangan: 0,2–0,5 mg, hoặc 10–20% RDI.
Đường thốt nốt còn chứa một lượng nhỏ vitamin B và khoáng chất, bao gồm canxi, kẽm, phốt pho và đồng.
Đường thốt nốt cũng là một sản phẩm thiên nhiên cung cấp sắt tuyệt vời.
Lợi ích sức khỏe của đường thốt nốt
Theo y học cổ truyền, thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Ngoài ra, đường thốt nốt tốt cho sức khỏe hơn đường tinh luyện vì một số chất phytochemical và khoáng chất thực vật có chứa trong nó. Nghiên cứu đã phát hiện ra một số lợi ích sức khỏe tiềm ẩn khi ăn đường thốt nốt.

Sử dụng đường thốt nốt nguyên chất tốt hơn đường mía tinh luyện
Ngăn ngừa thiếu máu
Một trong những thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến nhất ở Mỹ chính là thiếu sắt. Sắt cần thiết cho sự hình thành các tế bào cơ và máu khỏe mạnh. Nếu không bổ sung đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, khó tập trung và có thể gây ra mệt mỏi, yếu cơ.
Việc thay thế đường tinh luyện bằng đường thốt nốt sẽ bổ sung thêm sắt vào chế độ ăn uống của bạn và giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu.
Đường thốt nốt có chứa khoảng 11 mg sắt trên 100 gam, hoặc khoảng 61% RDI.
Một muỗng canh (20 gam) có chứa 2,2 mg sắt (khoảng 12% RDI). Một thìa cà phê (7 gam) có chứa 0,77 mg sắt (khoảng 4% RDI). Đối với những người có lượng sắt thấp, đường thốt nốt có thể đóng góp với một lượng nhỏ sắt – đặc biệt là khi thay thế đường trắng tinh luyện.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, chất sắt có trong đường thốt nốt dễ được cơ thể hấp thụ hơn các loại sắt có nguồn gốc thực vật khác. Đối với những người chọn chế độ ăn dựa trên thực vật, đường thốt nốt có thể giúp họ tăng lượng sắt mà không cần phải uống thêm thuốc bổ.
Cung cấp nhiều khoáng chất
Đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu, hàm lượng khoáng chất cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng giúp cung cấp một lượng khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra loại đường này còn giàu magiê, các chất chống oxy hóa, canxi, kali và phốt pho…
Tốt cho da
Nếu da bạn bị mụn, trứng cá hãy ăn đường thốt nốt mỗi ngày sẽ thấy sắc đẹp làn da được cải thiện rõ rệt.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Ở Châu Á, người ta thường sử sử dụng đường thốt nốt sau bữa ăn. Một số người cho rằng đường thốt nốt giúp tiêu hóa và có thể kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
Đường thốt nốt là một nguồn cung cấp đường sucrose, nhưng lại hầu như không hề chứa chất xơ hoặc nước (hai yếu tố chế độ ăn uống được biết là giúp đi tiêu đều đặn).
Đường thốt nốt có vai trò kích thích enzyme tiêu hóa ở dạ dày hoạt động một cách hiệu quả. Hơn nữa, đường thốt nốt còn hỗ trợ tẩy sạch đường ruột.
Thanh lọc cơ thể, giữ gìn vóc dáng
Đường thốt nốt còn giúp giải độc gan, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, trong đường thốt nốt chứa các hợp chất carbohydrate giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn so với đường cát trắng giúp bạn có cảm giác no lâu và ít thèm ăn hơn cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và cân đối.
Chữa chứng đau nửa đầu
Trong đường thốt nốt có chứa những hoạt chất tự nhiên có tác dụng giúp làm dịu cơn đau do chứng bệnh đau nửa đầu gây ra. Khi bạn có hiện tượng đau nửa đầu chỉ cần bạn ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn.
Hạn chế những tác động theo mùa theo năm lên cơ thể
Sử dụng đường thốt nốt sẽ giúp hạ nhiệt làm mát cơ thể vào mùa hè vì vậy bạn sẽ tránh nguy cơ bị mụn nhọt đồng thời vào mùa đông nó lại có tác dụng giữ ấm, giúp đỡ bị lạnh hơn.
Tốt cho trẻ em
Loại đường này thật sự tốt cho trẻ em nó góp phần làm tăng hệ miễn dịch của bé, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên mẹ chỉ nên cho bé tiêu thụ một lượng vừa phải để đảm bảo mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Giúp xương chắc khỏe
Trong đường thốt nốt có chứa những dưỡng chất cần thiết cho hệ xương phát triển như: Chất khoáng, canxi và phốt pho.
Tăng khả năng miễn dịch
Đường thốt nốt thường được thêm vào thuốc bổ dùng để điều trị nhiều loại bệnh. So với các chất làm ngọt khác, mọi người tin rằng các khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào ở trong đường thốt nốt có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp mọi người phục hồi sau các bệnh tật như bị cảm lạnh thông thường, cảm cúm.
Rỉ đường thốt nốt có chứa axit phenolic giúp giảm stress oxy hóa cho cơ thể. Các chất chống oxy hóa nói chung có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số dạng ung thư, giảm các dấu hiệu lão hóa và giảm nguy cơ mất trí nhớ, thoái hóa điểm vàng. Do đó, chuyển từ đường trắng hoặc đường nâu sang đường thốt nốt có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các tình trạng này.
Đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do qua đó giúp chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Đường thốt nốt cũng được dùng để làm đồ uống có cồn truyền thống, chẳng hạn như rượu cọ và cho các mục đích phi thực phẩm như vải nhuộm.
Lưu ý
Mặc dù đường thốt nôt có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhiều loại đường khác, nhưng những lợi ích này có thể không lớn hơn những rủi ro khi tiêu thụ đường thốt nốt đối với những người có tình trạng sức khỏe nhất định. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tăng lượng tiêu thụ đường thốt nốt một cách đáng kể.
Hãy cân nhắc những nguy cơ sức khỏe sau đây trước khi ăn một lượng lớn đường thốt nốt:
- Tăng lượng đường trong máu
Giống như tất cả các dạng đường khác, đường thốt nốt chủ yếu là đường sucrose. Trong khi đó, đường thốt nốt ít được cải tiến hơn so với các chất ngọt khác, cho nên vẫn có một tác động đáng kể đối với lượng đường trong máu. Đối với những người cần giảm lượng đường trong chế độ ăn uống, loại đường này không phải là một sự thay thế an toàn hơn.
Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường sẽ nhận thấy những tác động gần như giống hệt nhau đối với mức insulin của họ sau khi tiêu thụ đường thốt nốt. Việc hấp thụ quá nhiều đường thốt nốt sẽ làm tăng lượng insulin lúc đói cũng hiệu quả như các loại đường khác, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm đường thốt nốt vào chế độ ăn uống của mình.
- Có thể làm tăng nguy cơ béo phì
Đường thốt nốt là một dạng đường bổ dưỡng hơn một chút, nhưng vẫn là đường. Tiêu thụ một lượng đường đáng kể có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì. Mặc dù loại đường này vẫn chưa được chứng minh là có thể gây thừa cân, béo phì, nhưng không thể phủ nhận rằng việc tiêu thụ một lượng đáng kể đường bổ sung có liên quan đến tình trạng bệnh lý này.
- Khó chịu đường ruột
Đường thốt nốt ít được chế biến hơn hầu hết các dạng đường. Đối với hầu hết mọi người, loại đường này hoàn toàn an toàn để ăn. Tuy nhiên, đối với một số người, lại có thể gây ra các vấn đề về đường ruột. Đặc biệt là đường thốt nốt tự làm có thể mang vi khuẩn và dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Để giảm nguy cơ này, cách tốt nhất là tránh đường tự làm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và chỉ tiêu thụ đường do các nhà sản xuất uy tín.
Với nước thốt nốt, bạn chỉ nên uống khoảng 500ml nước thốt nốt mỗi ngày.
Sử dụng quá nhều đường thốt nốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày còn có thể gây sâu răng và nổi mụn nhọt.
Chọn mua đường thốt nốt
Đường thốt nốt với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, do đó hiện nay khá nhiều nhà buôn bán đường kém chất lượng. Khi chọn mua bạn nên chú ý chọn đường có các đặc điểm sau:
– Đường mía tinh luyện có dạng tinh thể trắng, mờ trong khi đường thốt nốt có thể có màu từ nâu vàng đến nâu sẫm.
– Đường có màu đục. Không thấy tinh thể đường ánh lên.
– Đường được làm thủ công nên có mùi thơm se lẫn mùi khét nhẹ.
– Đường mịn, dùng muỗng cạo dễ dàng.
– Độ tan của đường thốt nốt cao, không lợn cợn lâu tan như đường thông thường.
– Vị ngọt thanh diu, dễ chịu, đôi khi nếm sẽ có vị chua nhẹ đầu lưỡi sẽ lẫn vị ngọt.
Hy vọng với bài viết này, Thực Phẩm Diệu Kỹ đã giúp bạn hiểu một cách tường tận về đường và có thể đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.