Canxi là một chất cần thiết ngay từ khi một cơ thể còn trong bụng mẹ cho đến khi bạn già đi. Vậy cụ thể đó vai trò gì, bổ sung canxi một ngày bao nhiêu là đủ, bổ sung canxi như thế nào cho hiệu quả?… Tất tần tật những điều quan trọng về canxi sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Canxi là gì?
Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Trong cơ thể Canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể người, 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe.
Canxi tồn tại trong cơ thể dưới hai dạng:
- Canxi trong xương: cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.
- Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10 g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.
2. Công dụng của Canxi
Canxi là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người .Trong cơ thể người, thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng là canxi kết hợp với phospho, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của thế bào và quá trình đông máu:
- Đối với hệ thần kinh: ION canxi có vai trò trong việc dẫn truyền thần kinh. Thiếu chúng thì các hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế, đình trệ.
- Hệ miễn dịch: Canxi có nhiệm vụ “sĩ quan chỉ huy” của quá trình phản ứng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh.
- Hệ hô hấp: Canxi bảo vệ đường hô hấp nhờ khả năng tăng chuyển động của hàng tế bào lông giúp đẩy bụi và dị vật ra ngoài khỏi đường hô hấp.
- Các tác dụng khác: Canxi tham gia vào quá trình đông máu, làm giảm máu thấm ra ngoài mạch. Đồng thời, bổ trợ với các chứng xuất huyết và các bệnh dị ứng.
Đặc biệt đối với người lớn
- Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.
- Canxi còn cần thiết cho hoạt động của tim. Nếu cơ thể thiếu canxi kéo dài, cơ tim sẽ co bóp yếu, khi làm việc dễ mệt và hay vã mồ hôi.
- Ngoài ra, canxi có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Ở người già thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…
Đối với trẻ em
- Nhờ có canxi sẽ giúp trẻ cao lớn, tăng cường cho khả năng miễn dịch và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
- Với những trẻ thiếu canxi, trẻ sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến bệnh còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu và răng mọc không đều.
- Bên cạnh đó, canxi rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ em, những trẻ bị thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu
3. Các vấn đề thường gặp về Canxi
Nhu cầu canxi của cơ thể được xác định dựa vào mối tương quan với Phospho. Đối với mọi lứa tuổi, tỷ số Ca/P mong muốn là tối thiểu là > 0,8, tuy nhiên tỷ số này tốt nhất là 1-1,5, đặc biệt đối với trẻ em.
Canxi là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Khi thiếu hoặc thừa canxi đều có thể gây ra những bệnh lý phức tạp.
Thiếu canxi
Có thể do lượng ăn vào không đủ hoặc do hấp thu từ đường ruột kém gây ra tình trạng thiếu canxi. Khi cơ thể bị thiếu canxi mạn tính, để duy trì nồng độ canxi trong máu cơ thể sẽ tự huy động canxi từ trong xương ra, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Chính vì vậy việc thiếu hụt canxi mạn tính là một trong những nguyên nhân quan trọng của việc giảm khối lượng xương và loãng xương. Ảnh hưởng của của thiếu canxi sẽ dẫn đến những nguy cơ sau:
- Thiếu xương (mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường)
- Loãng xưỡng (mật độ xương rất thấp)
- Tăng nguy cơ gãy xương
Thiếu canxi lâu dài trong khẩu phần có dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như: bệnh cao huyết áp và ung thư ruột. Lượng canxi (dưới 600 mg/ngày) và áp lực máu có mối liên quan ngược chiều (khi lượng canxi giảm, tỉ lệ mắc bệnh cao huyến áp tăng).
Thừa canxi
Rất hiếm gặp các trường hợp thừa canxi trong máu hay tích trữ thừa trong mô do tiêu thụ quá nhiều canxi do lượng canxi khi ăn vào dư thừa, canxi sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi dùng thuốc canxi liều cao, kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ thường thấy như sau:
- Sỏi thận
- Tăng canxi huyết và suy thận
- Giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết khác như sắt, kẽm, magiê và phospho.
4. Dấu hiệu nhận biết và khắc phục tình trạng thiếu Canxi
Dấu hiệu
Khi cơ thể thiếu canxi sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là:
- Bị chuột rút: Đây là một trong những triệu chứng thường thấy đầu tiên khi cơ thể thiếu canxi. Ngoài ra, những cảm giác đau nhức tại cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.
- Răng vàng hơn: Cấu trúc xương và răng chịu nhiều ảnh hưởng của canxi. Do vậy, khi xuất hiện dấu hiệu này, chị em cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn, kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt canxi.
- Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương: Canxi có trong máu, bởi thế mà khi cơ thể thiếu canxi, đường huyết bị giảm xuống, ngồi lâu một chỗ sẽ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Cảm giác đó sẽ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại bình thường.
- Các vấn đề về đại tràng: Polyp đại tràng có nhiều tác nhân hình thành, trong đó không đầy đủ canxi cũng là một nguyên nhân khiến gia tăng khả năng xuất hiện tình trạng này. Bởi thế, xây dựng một chế độ ăn giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư đường ruột.
- Móng yếu, dễ gãy: Móng tay, móng chân cần có đủ canxi để mọc dài và không bị giòn, gãy. Vậy nên, khi móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.
- Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên: Những triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện vào những ngày trước khi có kinh khiến nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Điều này có liên quan đến lượng canxi trong cơ thể.
- Các vấn về thần kinh: Canxi kết hợp với magiê và Vitamin D trong cơ thể có tác dụng điều chỉnh các xung điện, từ đó giảm thiểu các cơn co giật cơ và co thắt. Do vậy, khi canxi trong cơ thể thấp hơn mức bình thường có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
- Bệnh loãng xương: Tiêu xương, mất xương, loãng xương là triệu chứng đáng chú ý nhất khi thiếu hụt canxi. Các tình trạng này cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên, đo mật độ xương, kiểm tra nồng độ canxi trong máu một cách định kỳ.
- Mất ngủ: Mất ngủ cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ khiến cơ thể bị mất ngủ. Hoặc một số trường hợp khác thì người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, tỉnh dậy thấy mệt mỏi.
Khắc phục thiếu Canxi

Bổ sung Canxi bằng các thực phẩm thiên nhiên
Để phòng chống thiếu Canxi cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ sữa… Sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin và các chất khoáng với chất lượng cao và dễ hấp thu. Sử dụng các thực phẩm có bổ sung canxi.
- Thay đổi những thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu canxi như hạn chế cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.
- Chế độ ăn cần đáp ứng đủ protein so với nhu cầu protein theo khuyến nghị. Nếu chế độ ăn có quá nhiều protein so với nhu cầu khuyến nghị sẽ làm cho cơ thể tăng nguy cơ thiếu canxi. Khẩu phần ăn có quá nhiều protein sẽ tăng đào thải canxi qua đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Hàng ngày nên dành ít nhất 10 đến 20 phút để tắm nắng vào buổi sáng (vào 9h – 9h30 sáng mỗi ngày) để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều Vitamin D qua da, đồng thời khẩu phần ăn có đủ dầu mỡ để Vitamin D được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn.
- Không nên nhịn đói làm phophate trong cơ thể không bị giảm, gây hạ canxi.
- Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
5. Dấu hiệu nhận biết và khắc phục tình trạng thừa Canxi
Dấu hiệu
Bất kỳ chất dinh dưỡng nào dư thừa cũng đều gây ra những bất lợi cho cơ thể và canxi cũng không là ngoại lệ.
- Sỏi thận: Thừa canxi gây quá tải cho thận. Nếu tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Bệnh tình càng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
- Cường tuyến giáp: Các tuyến cận giáp có nhiệm vụ kiểm soát lượng canxi và phospho trong cơ thể. Khi cơ thể sản xuất hormon tuyến cận giáp với số lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp, đây là một tác dụng phụ do dư thừa canxi.
- Bệnh tim mạch: Canxi có trong máu vì vậy dùng canxi liều cao sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi tại đây gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, do lượng canxi lớn sẽ giải phóng nhiều hormon khác nhau gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch.
- Buồn nôn và mệt mỏi: Dư thừa canxi khiến cơ thể rơi vào trạng thái không tỉnh táo, mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều lần.
- Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Trong trường hợp cơ thể phải hấp thu một lượng lớn canxi sẽ làm giảm việc hấp thu chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm khiến cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Hệ quả là cơ thể sẽ không có đủ sức lực để vận động, huyết áp thấp, nhịp tim không đều.
- Rối loạn tiêu hóa: Cung cấp canxi quá nhu cầu cơ thể khiến ăn không ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy hoặc bị táo bón.
Khắc phục thừa Canxi
Hơn 80% sỏi thận có thành phần là canxi kết hợp với oxalat hoặc photpho, trong đó sỏi canxi oxalat chiếm đa số. Oxalat là một chất tự nhiên có trong nhiều loại củ quả. Sau khi đi vào cơ thể thông qua đường ăn uống, oxalat sẽ được bài tiết qua hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu. Một phần oxalat sẽ đi vào thận. Canxi kết hợp với các tinh thể oxalat tại thận lâu ngày sẽ hình thành sỏi thận.
Canxi thường được bổ sung thông qua đường ăn uống và bằng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm chức năng, người từng bị sỏi thận sẽ có nguy cơ tái mắc cao hơn. Trong khi đó, canxi bổ sung thông qua chế độ ăn uống, cùng các loại thực phẩm khác không gây ra nguy cơ này.
Trong một cuộc khảo sát, được thực hiện với 100.000 nữ y tá chưa có tiền sử bị sỏi thận cho thấy, những người ăn thức ăn có chứa nhiều canxi có nguy cơ phát triển sỏi thận thấp hơn những người ăn thức ăn có chứa ít canxi.
Sự dư thừa canxi này là do cách cơ thể hấp thụ và xử lý canxi. Theo đó, oxalat sau khi đi vào cơ thể thông qua thực phẩm sẽ vào trong ruột và thận. Với canxi nạp vào thông qua chế độ ăn uống, oxalat trong ruột sẽ hấp thụ với canxi và thải ra theo đường tiêu hoá. Còn với canxi nạp qua đường uống, dạng viên nén sẽ được hấp thụ nhanh hơn vào máu, phần còn lại đi vào thận, kết hợp với oxalat và hình thành sỏi.
Chúng ta nên thay thế các loại thuốc thực phẩm chức năng bổ sung Canxi bằng các thực phẩm trong tự nhiên. Chị em dễ tìm kiếm canxi trong một số nhóm thực phẩm điển hình rất giàu canxi:
- Hạt chia: Hạt chia là thực phẩm được đánh giá cao với tác dụng bổ sung canxi. Trong 10g hạt chia đã chứa đến 63mg canxi.
- Vừng: Ngoài chứa nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, magie, vừng cũng có khả năng bổ sung canxi. Cứ 10g hạt vừng có chứa đến 98mg canxi.
- Hạt hướng dương: Trong 100g hạt hướng dương chứa tới 78mg canxi. Ngoài ra, loại hạt này còn chứa cả vitamin E, khoáng chất có thể giúp tăng tính dẻo dai cho xương khớp.
- Hạnh nhân: Hạnh nhân là loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể và cũng chứa một hàm lượng canxi rất cao. Cứ 100g hạnh nhân có đến 270mg canxi, chiếm 27% lượng canxi mà cơ thể cần mỗi ngày.
- Các loại hải sản cũng chứa lượng canxi tương đối cao. Nghiên cứu về hàm lượng canxi của một số loại hải sản như : 106 gram cá mòi chứa khoảng 351 mg canxi, 80 gram cá hồi chứa 241 mg canxi hay 80 gram tôm cũng có tới 123mg canxi.
- Đậu nành: Trong 100g đậu nành chứa đến 280 mg canxi. Tương đương 28% nhu cầu canxi mà cơ thể cần thiết mỗi ngày.
- Đậu bắp: Cứ 100g đậu bắp đã chứa đến 82mg canxi. Ngoài ra, đậu bắp giàu protein, chất xơ và vitamin giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó việc hấp thụ các chất trở nên dễ dàng hơn.
- Rau cải xoăn: 100g rau cải xoăn chứa khoảng 250mg canxi.
- Rau cải bẹ: 100g rau cải bẹ chứa khoảng 120mg canxi.
- Rau cải ngồng: 100g rau cải ngồng chứa khoảng 115mg canxi.
Ngoài ra, còn rất nhiều các thực phẩm khác cũng chứa nhiều canxi như: Rau dền, quả sung, ngũ cốc, bí đao, cam,…
Nếu cần bổ sung canxi bằng thuốc thực phẩm chức năng tốt nhất nên uống theo liệu trình của bác sĩ và uống vào buổi sáng, bởi:
- Sau khi canxi được đưa vào cơ thể cần thiết có sự vận động để canxi được chuyển hóa vào đích đến cuối cùng là khung xương
- Khi uống canxi vào buổi chiều hoặc buổi tối, cơ thể ít vận động nên lượng canxi hấp thụ vào xương ít, gây lắng đọng trong cơ thể, tạo thành các bệnh lý như sỏi thận, hay nhẹ hơn là táo bón
- Không nên lạm dụng thuốc thực phẩm chức năng vì với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có mức độ cần thiết bổ sung lượng canxi mỗi ngày là khác nhau
- Bổ sung đúng với nhu cầu, không thiếu thì không cần bổ sung, nếu bổ sung quá mức có thể sẽ gây hại tới cơ thể. Theo một số nghiên cứu, liều thường dùng của canxi là từ 500 – 600mg mỗi lần và từ một đến hai lần mỗi ngày, tùy nhu cầu của cơ thể người sử dụng mà bác sĩ sẽ có chỉ định
Tuy nhiên phải nhớ rằng dù cho “nạp” canxi bằng thực phẩm tự nhiên hay thực phẩm chức năng vào cơ thể nhưng quá nhiều vẫn có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: sỏi thận, táo bón, canxi lẫn trong mạch máu, suy giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Để an toàn, đàn ông và phụ nữ tuổi từ 19-50 nên tiêu thụ không quá 2.500 mg/ngày và những người trên 50 tuổi nên tiêu thụ không quá 2.000 mg/ngày để tránh tác dụng phụ không mong muốn từ canxi.
6. Tại sao nên uống nước Ion Canxi ?
Nước Ion Canxi là gì
Nước ion canxi là nước có hàm lượng canxi đã được chuyển sang thể ion canxi Aragonite.
Aragonite là 1 khoáng chất carbonate – là 1 trong hai loại cấu trúc tinh thể phổ biến của tinh thể canxi – được hình thành bởi quá trình sinh hóa và vật lý của tự nhiên.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã sử dụng Aragonite để chữa các bệnh về xương và răng, để giải quyết vấn đề tiêu hóa, làm giảm ớn lạnh do sốt hoặc hạ thân nhiệt, hoặc để khôi phục lại cơ thể để tình trạng lành mạnh của nó. Việc nước uống ion canxi thể Aragonite thanh mảnh có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất hơn so với những loại nước thông thường khác.
Nước ion canxi được tạo ra từ máy lọc nước Ion canxi Geyser LB Nga. Ngoài khả năng loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn, tạp chất, kim loại nặng, clo dư, vi khuẩn, virus… máy lọc nước ion canxi còn có khả năng tạo ra nước ion canxi. Canxi trong nước sau khi đi qua bộ lọc máy lọc nước ion canxi sẽ được chuyển sang thể Aragonite, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.
Tác dụng của nước Ion Canxi
Giúp trẻ phát triển chiều cao
Canxi là khoáng chất quan trọng nhất giúp tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhỏ. Nhu cầu canxi của trẻ nhỏ là rất lớn để trẻ có thể phát triển toàn diện khung xương, tránh còi xương suy dinh dưỡng. Có thể thấy một trong những nguyên nhân làm cho người Việt có chiều cao khá khiêm tốn là do không được bổ sung đầy đủ canxi ở những năm tháng đầu đời.
Cho trẻ uống nước ion canxi là cách bổ sung canxi tự nhiên cho trẻ, giúp trẻ dễ hấp thu; hỗ trợ phát triển chiều cao, giúp xương và răng khỏe mạnh.
Giúp ngăn ngừa loãng xương
Bệnh loãng xương hiện nay đang ngày càng có nguy cơ trẻ hóa mà chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu canxi và các khoáng chất là một nguyên nhân của bệnh loãng xương. Chúng ta có thể kiểm soát được nguyên nhân này để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương bằng cách bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể.
Trong nước ion canxi chứa hàm lượng cao khoáng chất tự nhiên vừa giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt cho cơ thể, vừa giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi hơn.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Hệ miễn dịch giúp bảo vệ con người khỏi nhiễm bệnh và phát sinh phản ứng miễn dịch với một số bệnh đã mắc. Uống nước ion canxi hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể, đẩy lùi nhanh chóng các bệnh tật.
Giúp tăng cường hoạt động của não, thần kinh
Ion canxi có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Nhất là đối với người cao tuổi thường xuyên gặp các chứng đau đầu, mất ngủ, hay quên. Nếu được bổ sung đầy đủ canxi thì các triệu chứng này sẽ được cải thiện. Do đó, hãy bổ sung nước ion canxi để giúp ổn định các hoạt động của não và thần kinh.
7. Sử dụng Umikai có sợ thừa canxi không?
Đối với những người bị bệnh vỉ thừa canxi, đặc biệt là bệnh sỏi thận,sỏi canxi oxalat thường cho rằng chế độ ăn của mình phải hạn chế, thậm chí là hoàn toàn không sử dụng sữa và những thực phẩm chứa nhiều canxi. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm trong việc điều trị sỏi thận cũng như khắc phục thừa canxi
Bởi lẽ, nếu kiêng hoàn toàn canxi sẽ gây mất cân bằng trong cơ thể, gây nguy cơ loãng xương, đồng thời khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, gia tăng khả năng thừa canxi và tạo sỏi thận nhiều hơn. Vì vậy, người bị thừa canxi vẫn nên đưa các thực phẩm bổ sung lượng canxi cần thiết, có trong phô mai, các loại hạt, sữa chua, trứng, các loại hải sản có vỏ…
Đối với những người có bệnh nền về chuyển hóa canxi, dù là thức ăn bình thường khác vẫn sẽ gây rối loạn chuyển hóa và dư thừa canxi gây sạn thận.
Đối với người bình thường khỏe mạnh, Ion Canxi trong Umikai có hoạt tính mạnh sẽ đi thẳng vào máu,vào xương, tủy, tạo thành xương.
Nếu không có máy lọc nước Ion Canxi chúng ta nên pha thức uống pH như nước kiềm Umikai, chia đều lượng nước uống trong ngày, uống thay nước lọc để bổ sung Canxi mà không cần lo lắng sẽ thừa Canxi.
Có thể rửa lại thực phẩm sau khi ngâm với bội Umikai đối với người bị sỏi thận, để loại trừ màng bọc Ion Canxi nhưng bù lại thực phẩm đã được bóc tách các cặn khuẩn và tồn dư chất hóa học.
Hy vọng với bài viết này, Thực Phẩm Diệu Kỹ đã giải thích rõ ràng các vấn đề về sỏi thận cũng như câu hỏi dùng bột Umikai rửa thực phẩm có bị đóng vôi gây sạn thận không? Giúp bạn có thể đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐẶT HÀNG NHÉ !!!
