Bột vỏ hàu Umikai, Dung Nạp Kiến Thức, Sản Phẩm Diệu Kỳ, Tips trong căn bếp lành

Đinh lăng – nhân sâm của người nghèo

 

Tìm hiểu về cây đinh lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms, thuộc vào họ Nhân sâm – Araliaceae, thường được gọi với nhiều tên khác nhau như nam dương sâm, cây gỏi cá. Loài cây này có nguồn gốc từ đảo Pôlinêdi, nay được trồng nhiều ở nước ra, Lào, Campuchia và các nước vùng nhiệt đới.

Trong dân gian có rất nhiều loại Đinh lăng, tuy nhiên chỉ có duy nhất một loại cây Đinh lăng được dùng làm thuốc. Đó là cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa). Đây là loại phổ biến nhất ở Việt Nam, là loại tốt nhất vì có chứa nhiều chất saponin như nhân sâm. Cây còn được gọi là sâm Nam Dương hay Gỏi cá hay Đinh lăng nếp.

Ở Trung Quốc, người ta còn gọi cây Đinh lăng là cây “Vũ diệp Nam Dương sâm” vì đặc điểm lá cây của nó, lá xòe rũ như lông chim. Cây có hoa màu trắng xám, lá có hình lông chim, chiều cao lên đến 2m nếu được chăm sóc trong môi thường thuận lợi.

1. Đặc điểm hình thái

Đinh lăng là loại thực vật nhỏ dạng bụi, thân gỗ, chiều cao khoảng 0.8 – 2m, thân nhẵn và không có gai, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi.

Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá dạng xẻ lông chim 3 lần, không có lá kèm rõ, chiều dài dao động khoảng 20 – 40cm. Phiến lá chét có răng cưa không đều, chóp nhọn, cuống nhỏ, dài 3 – 10mm và có mùi thơm nhẹ.

Hoa nở từ tháng 4 đến tháng 7, mọc thành cụm, mỗi cụm hoa gồm nhiều tán, mỗi tán có nhiều hoa nhỏ 5 cánh màu trắng xám, dài 7 – 18mm và chứa nhiều hoa nhỏ bên trong. Nhị hoa gầy, thường có 5 nhị, 5 tràng và bầu hạt có 2 ngăn, các nhụy hoa ngắn và mảnh.

Quả Đinh lăng thuộc loại quả hạch có màu trắng bạc, hình trứng, dày khoảng 1mm, dài 3-4 mm, có vòi.

Rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con.

 

2. Thu hái, chế biến

 

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng

 

Toàn cây đinh lăng thì bộ phận nào cũng đều dùng được: rễ, thân, lá, cành, hoa. Tuy nhiên khi chế biến các vị thuốc thì rễ đinh lăng được dùng nhiều hơn cả.

Củ thường được thu hái vào mùa đông, có độ tuổi từ 4 – 5 tuổi trở lên.

Rễ cây Đinh Lăng:

  • Người ta thường thu hoạch rễ cây Đinh lăng trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt) vào mùa thu – đông, lúc này rễ mềm và có dược tính chữa bệnh.
  • Nếu rễ nhỏ sẽ lấy cả củ, còn với rễ to chỉ thu hoạch vỏ rễ.
  • Đào lấy rễ rửa sạch đất cát, thái lát, sấy khô hoặc phơi khô chỗ mát thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất.
  • Lúc sử dụng thì có thể ngâm rượu hoặc để nguyên làm thuốc.

Đinh lăng chế rượu gừng và mật:

  • Tẩm rượu gừng 5% vào đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa.
  • Tẩm thêm mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm.
  • Dùng 5 lít rượu gừng 5% và 5kg mật ong cho 100kg dược liệu.

Hoa Đinh Lăng:

  • Hoa thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7 khi hoa còn nụ thì có thể dùng làm thuốc.
  • Sau đó đem phơi khô hoa rồi ngâm rượu.
  • Có thể dùng hoa tươi ngâm rượu nhưng không công dụng mạnh bằng hoa khô.

Lá Đinh Lăng:

  • Lá có thể thu hoạch quanh năm, tuy nhiên chỉ nên thu hoạch lá khi cây Đinh lăng có tuổi từ 3 năm trở lên sẽ cho công dụng tốt nhất.
  • Theo các nhà nghiên cứu, lá đinh lăng được mọi người sử dụng để làm gia vị trong nhiều món gỏi và để chữa đau đầu.
  • Có thể dùng lá Đinh lăng ở dạng tươi để sắc lấy nước uống, dùng làm nước tắm, giã nát đắp lên vết thương.
  • Còn đối với dạng khô thì có thể dùng làm gối, lót giường nằm trị mất ngủ, co giật ở trẻ em…
  • Có thể nấu với canh thịt, cá để bồi bổ cho mẹ bầu sau sinh, người mới ốm dậy và người già.

 

3. Thành phần 

Cây Đinh lăng chứa hàm lượng thành phần hóa học dồi dào, đặc biệt là ở phần rễ. Nghiên cứu cho thấy rễ củ của dược liệu chứa 8 loại saponin, trong có nhiều loại saponin tương tự nhân sâm. Ngoài ra, dược liệu còn chứa hơn 20 loại axit amin như lyzin, methionin, lyzin.  Vitamin như vitamin C, vitamin B1, B2, B6, … và các khoáng chất thiết yếu.

 

Tác dụng của rễ đinh lăng đối với sức khỏe

 

Sau khi biết lá đinh lăng khô có tác dụng gì với sức khỏe, chúng ta sẽ đến với công dụng của củ đinh lăng. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Viện y học quân sự Việt Nam khi thử nghiệm tác dụng của đinh lăng và đưa ra kết luận:

  • Khi dùng củ đinh lăng ngâm rượu hoặc sắc uống, dược liệu này có tác dụng tăng sức dẻo dai của cơ thể và có thể hạ huyết áp nhất thời.

  • Khi thử nghiệm trên thỏ, họ cũng thấy rằng chúng có khả năng làm tăng co bóp tử cung nhẹ.

  • Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đinh lăng có tác dụng giúp nhà du hành giữ được tư thế tĩnh và đầu dốc người khi tập luyện. Ngoài ra viên bột được tán ra từ củ đinh lăng còn giúp các vận động viên tăng khả năng chịu đựng trong quá trình luyện tập.

  • Tại Ấn độ, một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh về việc sử dụng đinh lăng có thể chữa sốt và săn da.

 

Tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe

Từ lâu, lá cây đinh lăng đã được biết tới là nguyên liệu để làm gia vị trong món gỏi cá hoặc cuốn với thịt dê.

Tuy nhiên dùng lá đinh lăng  làm thuốc hay nấu nước uống sẽ mang tới nhiều công dụng tuyệt vời đối cơ thể, điển hình như:

 

1. Điều trị đau lưng do thời tiết thay đổi

Trong đinh lăng chứa nhiều nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể như B1, B2, saponin và hơn 20 acid amin khác nhau, đặc biệt là acid amin lysine. Đây là một hoạt chất rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nó giúp hạn chế cơn đau, tăng cường sức khỏe xương khớp và sự dẻo dai.

Đặc biệt dược liệu còn giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức, tê mỏi khớp gối,…Thông thường, người ta sẽ đem lá cây đi giã nhuyễn rồi đắp lên vết sưng đau. Nên việc dùng lá đinh lăng chữa xương khớp được rất nhiều người bệnh áp dụng và có kết quả tốt. Ngoài ra dân gian còn truyền nhau mẹo cầm máu là nhai lá đinh lăng rồi đắp vào chỗ chảy máu rồi dùng vải buộc lại.

2. Tăng cường sức khỏe và sinh lực 

Trong đinh lăng có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin B1, B2, B6, vitamin C cùng nhiều loại acid amin khác như lysin, cystein, methionin…Đây đều là những chất có tác dụng bồi bổ và tăng cường sức khỏe của mẹ bầu sau sinh.

Bên cạnh đó, cây có tính hàn, với thành phần saponin gần giống nhân sâm, mang tới công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý cho phái mạnh.

3. Tác dụng lợi tiểu

Lá đinh lăng có chứa 5 hợp chất polyacetylen và saponin triterpen giúp kích thích lợi tiểu và tăng nhẹ co bóp tử cung. Nếu so với nước râu ngô hay rễ chanh về tác dụng lợi tiểu thì nước lá đinh lăng này gấp 4 lần.

4. Kích thích tuyến sữa sau sinh

Ngoài việc bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu sau sinh, đinh lăng còn có khả năng thông sữa, kích thích tuyến sữa cho phụ nữ sau khi sinh. Điều này là nhờ vào dược liệu có tính hàn nên giúp mát sữa, cùng với đó là hơn 20 acid amin, tanin, tinh dầu, glycosid,  phytosterol, kali,… nên giúp mẹ tăng tiết sữa và hạn chế sữa bị tắc.

Lưu ý chỉ dùng nước lá đinh lăng khi đã được đun sôi và uống ấm, không được uống lạnh hay để qua đêm

5. Tăng cường trí nhớ

Theo kết quả nghiên cứu, lá cây đinh lăng có tác dụng tăng biên độ thế não và khả năng tiếp nhận các tế bào thần kinh vỏ não. Đặc biệt là phải kể tới vitamin B1, hoạt chất giúp tăng cường trí não, hạn chế suy giảm trí nhớ.

6. Cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ

Những hoạt chất có trong cây giúp ức chế men Monoamine oxidase, tăng dẫn truyền thông tin tại xung thần kinh, từ đó giảm cảm giác mệt mỏi, đau đầu và mất ngủ. Bên cạnh đó mùi thơm từ lá cây còn có thể đả thông kinh mạch, an thần giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.

7. Tăng cường chức năng gan và sức đề kháng của cơ thể

Trong hơn 20 loại acid amin có trong đinh lăng, methionin là một chất quan trọng có chức năng bảo vệ gan hiệu quả và làm mát, giải độc gan. Đồng thời alcaloid và các vitamin có trong cây giúp cải thiện sức đề kháng và điều trị suy nhược cơ thể.

 

Nấu nước lá đinh lăng đơn giản tại nhà

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 150g – 200g lá đinh lăng tươi, đem rửa sạch.
  • Ngâm khoảng 10 phút với bột vỏ hàu Umikai, vớt ra để riêng.
  • Đun sôi khoảng 200ml rồi cho lá đinh lăng vào, đậy nắp kín. Mở nắp và dùng đũa đảo đều mỗi vài phút một lần.
  • Khoảng 5-7 phút ngâm, chắt lấy nước uống.

Bạn có thể giữ lại bả lá sau lần uống đầu, cho thêm khoảng 200ml nước vào đun sôi lên lại là dùng được.

 

Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Sau khi đã biết cây đinh lăng trị bệnh gì và những lợi ích của dược liệu mang tới cho sức khỏe thì đi kèm với nó là những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tới một số người. Do đó để đảm bảo an toàn cũng như phát huy hết được tác dụng của dược liệu, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ có thai không nên dùng vì đinh lăng có chứa saponin, có thể làm tán huyết và đánh vỡ hồng cầu. Ngoài ra còn khiến tử cung bị tăng co bóp, điều này rất ảnh hưởng tới thai nhi.

  • Đối với trẻ em không nên uống nước sắc mà chỉ tắm ngoài da thôi vì các cơ quan của bé chưa được phát triển toàn diện nên sẽ dễ bị ngộ độc.

  • Những người bị bệnh gan hoặc đang gặp phải bệnh lý khác nên tránh sử dụng vì có thể gây tương tác với thuốc đang điều trị.

  • Đôi khi sẽ gặp một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.

Cây đinh lăng là dược liệu từ tự nhiên nên khi đã biết đinh lăng chữa bệnh gì và quyết định áp dụng thì cần phải kiên trì thực hiện đều đặn, không được bỏ giữa chừng và nôn nóng khi nó không thể mang lại hiệu quả nhanh như thuốc tây.

Đặc biệt cần ngâm lá, rễ đinh lăng với bột rửa thực phẩm sạch Umikai để diệt khuẩn, diệt virus và các tạp chất khác trên bề mặt lá, rễ đinh lăng cần dùng làm thuốc hay ăn sống.

Với thị trường tràn lan nhiều thực phẩm bị phun chất bảo quản, thuốc trừ sâu nhầm giữ thực phẩm tươi lâu hơn thì đây là bước rất quan trọng để quyết định có bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn tốt hay không. Hay rất có thể lại nạp thêm độc tố vào người.

Bột ngâm thực phẩm sạch Umikai được chiết xuất hoàn toàn từ vỏ hàu thiên nhiên (không là hàu nuôi) khi hòa tan với nước sẽ tạo thành dung dịch kiềm có độ ph 12.5. Với hoạt chất Ion Canxi trong nước kiềm có độ pH rất cao này, thì nó có thể bóc tách gần như 100% các chất gây hại trên bề mặt thực phẩm.

Chỉ cần ngâm 10 phút, để ráo, tiếp tục chế biến mà không cần rửa lại với nước.

Với cách này đinh lăng sẽ sạch hơn cách các rửa khác mà vẫn giữ trọn vẹn dinh dưỡng.

 

 

Hy vọng với bài viết này, Thực Phẩm Diệu Kỹ đã giúp bạn biết rõ về giá trị của đinh lăng. Ngoài ra còn chỉ bạn cách chế biến và bảo quản đúng giúp bạn có thể đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Với những lợi ích và ưu điểm vượt trội của bột rửa rau củ Umikai mang đến cho người tiêu dùng so với các giải pháp ngâm rửa thực phẩm khác. Khách hàng có thể trải nghiệm, chủ động tìm hiểu để đưa ra lựa chọn và quyết định cho riêng mình.

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐẶT HÀNG NHÉ !!!