Nấm Candida là gì?
Nấm Candida thuộc nhóm nấm men. Trong đó, loại nấm Candida được biết đến nhiều nhất là Candida albicans. Trong tiếng Latinh, “albicans” có nghĩa là trắng. Bởi lẽ chúng sẽ có màu trắng khi nuôi cấy trên lam. Chúng có hình bầu dục hay hình oval. Kích thước trung bình của nấm Candida khoảng 2-4 micromet. Candida tồn tại trong tự nhiên rất đa dạng trong hoa quả, rau xanh, những đồ uống lên men.
Nấm Candida là loại nấm gây bệnh khá phổ biến ở người. Những bệnh do loại nấm khuẩn này gây nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mỗi người.

Tìm hiểu về nấm candida
Nó có thể ký sinh và gây bệnh ở mọi vị trí trong cơ thể con người, gây bệnh từ nhẹ đến nặng, từ cấp tính sang mãn tính. Nhiều bệnh nhân lo lắng rằng nấm Candida sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của nấm Candida phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ miễn dịch của người bệnh và các loại nấm men khác nhau.
Tùy theo vị trí bị nhiễm nấm candida mà biểu hiện bệnh đa dạng khác nhau. Nấm thường xuất hiện nhiều nhất trên da, vùng niêm mạc miệng và âm đạo của phụ nữ.
Tuy nhiên, trên một số cơ địa đặc biệt như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, nấm có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm nấm nội tạng.
Chúng thường xuất hiện khoảng 17% ở phế quản, 30% ở khoang miệng, 35% ở ruột và khoảng 39% ở âm đạo nữ giới. Loại nấm này thường rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, môi trường khô nóng.
Có nhiều loại thuốc kháng nấm có thể tiêu diệt được Candida nhưng hiện tại, tình hình nấm Candida kháng thuốc cũng rất quan ngại và làm cho việc lựa chọn thuốc điều trị khó khăn hơn.
Nhiễm nấm Candida là gì?
Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng đều có thể mắc phải các căn bệnh do loại nấm Candida này gây ra.
Nhiễm nấm Candida là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm Candida gây ra, thường là Candida albicans. Candida có thể gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, miệng, da và máu. Hơn nữa, một số loại thuốc và một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Bệnh thường xuất hiện trên những vùng cơ thể ấm và ẩm ướt.
Nhiễm nấm Candida trong âm đạo được gọi là viêm âm đạo do nấm trong khi nhiễm trùng trong miệng thường được gọi là bệnh tưa miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng của nấm Candida khác nhau tùy thuộc vào vùng nhiễm trùng.
Candida có thể gây khó chịu nhưng hiếm khi đe dọa đến tính mạng. Một số dạng nhiễm nấm Candida khác có thể mang tính nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Các trường hợp này là nhiễm khuẩn huyết do nấm Candida xâm nhập vào máu.
Dấu hiệu của nhiễm nấm Candida
Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida có thể khác nhau và phụ thuộc vào vùng nhiễm và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến thường gặp trên các bộ phận bị nhiễm nấm:
– Nấm Candida da: Bạn có thể thấy trên da xuất hiện nấm Candida dạng ban đỏ như mụn, có màu đỏ hoặc trắng. Những đốm này thường rất ngứa và rát, trường hợp bị viêm thì bạn có thể thấy vùng da này bị sưng đỏ lên vô cùng khó chịu.
Trường hợp nhiễm nấm Candida ở da đầu, bạn có thể thấy xuất hiện những mảng trắng nhỏ như gàu, trên da đầu xuất hiện các nốt mụn gây ngứa dữ dội.
– Viêm nấm Candida ở miệng và thực quản: thường được gọi là bệnh tưa miệng, người bệnh có thể thấy lưỡi xuất hiện nhiều mảng bám màu trắng, nuốt nước bọt thấy đau rát cổ họng. Phần nướu răng cũng có thể bị sưng tấy, lở loét và có mùi hôi miệng. Candida thực quản có thể làm cho người bệnh đau đớn và khó nuốt.
– Nấm Candida đường sinh dục: Cả nam giới và nữ giới đều có thể bị nhiễm trùng vi khuẩn nấm Candida ở bộ phận sinh dục. Với phụ nữ, biểu hiện rõ nét nhất sẽ là xuất hiện tình trạng ngứa ngáy dữ dội ở vùng kín, khí hư âm đạo bất thường có màu vàng đậm hoặc trắng đục và vón cục.
Còn với các quý ông, nấm Candida sẽ gây ra tình trạng đau ngứa nhiều ở phần bao quy đầu, đặc biệt những nam giới bị dài – hẹp – nghẹt bao quy đầu thì nguy cơ nhiễm nấm Candida bao quy đầu càng cao. Ngoài ra nó còn gây ra tình trạng đau dương vật khi quan hệ.
– Nấm Candida hệ tiết niệu: Thường gây cảm giác đau rát mỗi khi tiểu tiện, không xử lý kịp thời dễ gây nhiễm trùng thận và hệ niệu đạo.
– Nấm Candida ở hệ tiêu hóa: Người bệnh có thể bị khó tiêu, thường xuyên bị ợ nóng và dễ gây viêm loét dạ dày.
– Nấm Candida trong máu và các bộ phận khác: Khi loại nấm bệnh này xâm nhập vào máu, chúng sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của mỗi người. Điều này gây ra tình trạng ốm sốt bất thường, cơ thể bị ớn lạnh.
Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm nấm candida khác có thể không được đề cập đầy đủ bên trên.
Nhiễm nấm candida có cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những tình trạng sau đây:
- Các triệu chứng nặng hơn hoặc không tự khỏi trong vòng một tuần;
- Xuất hiện các thương tổn màu trắng trên lưỡi, má trong, và đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan;
- Những vết loét trong miệng viêm đỏ gây đau, dẫn đến khó ăn và khó nuốt;
- Chảy máu nhẹ khi cạo hoặc vô tình chạm phải vết thương trên da;
- Có những vết nứt và sưng đỏ ở góc miệng, đặc biệt là những người đeo răng giả.
Nguyên nhân gây ra nấm Candida
Thông thường, nấm Candida là một chủng vi sinh vật tồn tại cân bằng trong cơ thể và không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu là cơ hội để chủng vi sinh vật này bùng phát chuyển dạng sang trạng thái ký sinh và gây bệnh.
- Tình trạng dinh dưỡng không phù hợp như thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
- Đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc steroids, hormone và thuốc tránh thai. Lý do là vì kháng sinh phổ rộng với liều cao và lâu dài sẽ diệt các vi khuẩn có lợi sống chung với vi nấm. Điều này làm phá vỡ thế cân bằng vi sinh tại chỗ.
- Những vùng cơ thể ẩm ướt hoặc đổ mồ hôi nhiều như là nách, bẹn, vùng da giữa các ngón tay, ngón chân, khoé miệng và vùng dưới ngực.
Điều kiện thuận lợi cho tình trạng nhiễm nấm candida tốt nhất là ở những nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao như ở bộ phận sinh dục và một số khu vực nhất định trên da. Chính vì thế, tình trạng nhiễm nấm candida ở nữ phổ biến hơn nấm candida ở nam giới.
Thông thường chúng có thể dễ phát triển và tấn công cơ thể ở những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai, người có bệnh tiểu đường hoặc nhiễm HIV/AIDS.
Những ai có nguy cơ nhiễm nấm Candida?
Vi nấm Candida gây bệnh ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và không phân biệt phái tính. Các đối tượng có nguy cơ viêm nhiễm Candida bao gồm:
- Cơ thể bị suy giảm miễn dịch.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường không kiểm soát. Bởi lẽ một trong các tình trạng làm gia tăng đường trong máu và các dịch sinh học cùng với hệ miễn dịch suy giảm đều tạo điều kiện cho vi nấm gây bệnh.
- Phụ nữ có thai. Sự chuyển biến nội tiết tố trong thai kỳ làm biến đổi môi trường sinh lý ở âm đạo. Ngoài ra, cộng thêm với tình trạng suy giảm miễn dịch, vi nấm có điều kiện phát triển ở mẹ bầu.
Những nguyên nhân dễ gây nhiễm nấm men Candida
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm Candida, chẳng hạn như:
- Hệ thống miễn dịch yếu (trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người già);
- Dùng một số thuốc như thuốc kháng sinh, corticoid uống hoặc hít;
- Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư;
- Khô miệng;
- Phụ nữ có nồng độ estrogen tăng;
- Bệnh tiểu đường kiểm soát kém;
- Quan hệ tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm (bệnh nấm Candida không được xem là một bệnh truyền qua đường tình dục);
- Giữ vệ sinh kém;
- Đeo răng giả.
Nấm Candida lây nhiễm qua đường nào?
Đường gây nhiễm ở Candida khá đa dạng như: có thể do trực tiếp tiếp xúc dịch âm đạo, mồ hôi, tế bào bong ra từ người mang bệnh, từ những thức ăn đồ uống nhiễm nấm,…
Các cách chẩn đoán nhiễm nấm Candida
Để chẩn đoán viêm nhiễm nấm Candida, người bệnh cần được khai thác bệnh sử. Đặc biệt là các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cần bạn cho biết thêm thông tin về:
- Các thuốc (đặc biệt là thuốc kháng sinh) mà bạn đang dùng.
- Những bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch,…
Bên cạnh lâm sàng, các bác sĩ còn dựa vào cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán, đặc biệt là ở những bệnh nhân không triệu chứng. Những cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán bao gồm: vi sinh, huyết thanh, sinh hoá, ELISA, kháng nguyên nấm men, 1,3-beta-D-glucan.
Tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng, bác sĩ sẽ khám vùng đó và xem xét tiền sử bệnh để chẩn đoán.
Ví dụ bác sĩ có thể chẩn đoán vi nấm Candida bằng phương pháp nuôi cấy hoặc thử nghiệm huyết thanh: sử dụng một tăm bông để lấy mẫu từ các khu vực bị nhiễm nấm như bộ phận sinh dục hay miệng và gửi đến phòng thí nghiệm để tìm xem có bị nhiễm nấm hay không. Bác sĩ có thể kết luận loại nấm bệnh bạn mắc phải thông qua màu sắc nấm Candida dưới kính hiển vi. Nấm có màu trắng hoặc xanh lá cây là nấm Candida albicans, màu hồng là nấm Candida krusei, màu xanh ánh kim là nấm Candida tropicalis
Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể cho siêu âm hoặc chụp CT để kiểm tra xem não, thận, gan hoặc lá lách có bị tổn thương do bệnh nấm Candida hay không.
Phương pháp dùng để điều trị nấm Candida
1. Nấm Candida có tự khỏi không?
Trong một số trường hợp, viêm nấm Candida có thể tự giới hạn. Điều đó có nghĩa là các triệu chứng có thể tự biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nấm Candida có thể vẫn tồn tại trong cơ thể bạn kể cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào
Bên cạnh đó, ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, thì cần được điều trị một cách thích hợp.
2. Điều trị nấm Candida như thế nào?

Điều trị nấm candida
Nhiễm nấm candida có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng nấm. Cụ thể loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tẩy nấm candida ra ngoài cơ thể định kỳ bằng dầu dừa mà không cần lạm dụng thuốc. Sẽ được nêu chi tiết hơn ở phần tiếp theo.
Ngoài ra, cần chăm sóc vị trí bị nhiễm Candida một cách cẩn thận, tránh ẩm ướt. Khi bị nấm Candida, bạn cần lưu ý chế độ ăn uống phù hợp. Những thực phẩm nhiều đường, sản phẩm từ sữa, rượu lên men có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm.
Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi, đồng thời giữ cho cơ thể luôn khô thoáng. Candida âm đạo thường sẽ hết trong 4-7 ngày. Nấm ở miệng và da có thể hết trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
Cách phòng ngừa nhiễm nấm Candida
Bạn sẽ có thể kiểm soát được bệnh nhiễm nấm Candida nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tẩy nấm Candida ra ngoài cơ thể bằng dầu dừa định kỳ 1 – 2 tháng 1 lần.
- Sử dụng các phương pháp bôi, ăn, uống dầu dừa để ngăn ngừa và trị bệnh nhiễm nấm Candida.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt: đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày một lần. Thay bàn chải đánh răng của bạn thường xuyên cho đến khi hết bệnh. Bạn không nên dùng chung bàn chải đánh răng với người khác;
- Súc nước muối ấm: Hòa tan 1/2 thìa cà phê (2,5 ml) muối vào 1 cốc (237 ml) nước ấm. Súc họng và sau đó nhổ ra, bạn không nên nuốt;
- Nếu bạn đang cho con bú và đang bị nhiễm nấm ở vùng vú, hãy sử dụng khăn lót để che chắn và ngăn chặn nấm từ dòng sữa lan sang quần áo của bạn. Không nên dùng những miếng nhựa để bọc núm vú, vì chúng sẽ làm tăng sự phát triển của nấm Candida. Bạn nên sử dụng miếng băng dùng một lần, nếu dùng miếng băng xài nhiều lần thì bạn nên giặt thường xuyên chúng và áo ngực cùng với thuốc tẩy;
- Kiểm soát tốt đường huyết: Đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức cho phép nếu bạn có bệnh tiểu đường;
- Tránh các chất kích thích: Chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, khăn lau và thụt rửa âm đạo có thể gây ra bệnh nhiễm nấm Candida hoặc làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng thêm;
- Tránh mặc quần áo bó sát như quần skinny jeans hoặc quần legging, đồ lót quá chật. Bạn bên giữ cho âm đạo lúc nào cũng được thông thoáng.
Người khỏe mạnh bình thường hiếm khi nhiễm nấm Candida. Nấm thường tấn công vào những cơ địa suy giảm miễn dịch, sử dụng corticosteroid kéo dài hoặc có nhiều bệnh nội khoa.
Khi bạn bị nhiễm nấm, cố gắng vệ sinh quần áo, vật dụng cá nhân sạch sẽ để tránh nguy cơ tái nhiễm bệnh.
Điều trị nấm Candida bằng dầu dừa có thực sự hiệu quả không?
Dầu dừa được biết đến là một loại “thần dược” có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp của các chị em. Bên cạnh đó, dầu dừa nguyên chất cũng là một loại thuốc giúp bạn loại bỏ các triệu chứng bệnh lý do nấm khuẩn.
Trong dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa khá cao. Ngoài ra, dầu dừa còn chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể như vitamin A, E, K, D giúp ngăn ngừa oxy hóa và làm lành, ngăn ngừa nhiễm trùng ở các vết thương.

Dùng dầu dừa tẩy nấm candida định kỳ
Ngoài ra, trong dầu dừa có hàm lượng acid lauric khá cao – chất này có tác dụng rất tốt trong việc kháng nấm, kìm hãm sự phát triển của các loại nấm bệnh, trong đó bao gồm cả nấm Candida.
Tuy nhiên, có khá nhiều người mắc phải sai lầm khi sử dụng cách trị nấm Candida bằng dầu dừa và làm giảm đi hiệu quả vốn có của phương pháp này.
Trị nấm Candida bằng dầu dừa chỉ thực sự hiệu quả khi nó được sử dụng đúng bệnh và đúng cách.
Trị nấm Candida bằng dầu dừa đúng cách
Có khá nhiều phương pháp sử dụng dầu dừa trị nấm khuẩn Candida, mỗi cách lại mang lại những hiệu quả khác nhau
1. Bôi dầu dừa trực tiếp vào vùng nhiễm nấm
- Với những người bị nấm Candida tại vùng kín, trước hết bạn hãy vệ sinh sạch sẽ lại vùng kín bằng nước muối ấm pha loãng, sau đó lau khô.
- Tiếp theo, bạn bôi một lớp dầu dừa vào những vùng bị nhiễm nấm, để qua đêm và sáng hôm sau rửa lại với nước sạch.
- Cách này sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, nóng rát vùng kín do nấm Candida gây ra.
- Trường hợp bạn bị nấm Candida ở miệng, bạn có thể bôi dầu dừa vào những nơi bị viêm loét như khóe miệng, môi, nướu răng. Hoặc bạn cũng có thể hòa một ít dầu dừa vào nước để súc miệng hàng ngày.
2. Trị nấm Candida bằng dầu dừa và tinh dầu quế
- Tinh dầu quế có tính nóng và khả năng sát trùng khá tốt. Để trị nấm Candida dứt điểm, bạn trộn 1 thìa dầu dừa với 1 thìa tinh dầu quế rồi bôi trực tiếp vào vùng da bị nhiễm nấm.
- Cách này có tác dụng kháng viêm rất tốt và hạn chế những cơn ngứa ngáy khó chịu.
3. Trị nấm Candida bằng dầu dừa kết hợp vitamin E và tỏi
- Chuẩn bị 2 thìa dầu dừa, 1–2 tép tỏi và 1 viên vitamin E.
- Tỏi bóc vỏ, giã nát lọc lấy nước. Sau đó trộn dầu dừa, nước tỏi và viên vitamin E thành một hỗn hợp dầu.
- Dùng nó để bôi vào những vùng da bị tổn thương do nấm sẽ cho hiệu quả khá tốt
Trên đây là 4 cách sử dụng dầu dừa để trị nấm Candida hiệu quả. Các bạn có thể lựa chọn cho mình 1 trong những cách làm này để loại bỏ căn bệnh nấm Candida dai dẳng.
Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ phù hợp với những người bị nấm Candida ngoài da. Với những người bị nấm Candida đường ruột, bạn nên sử dụng phương pháp ĂN VÀ UỐNG DETOX DẦU DỪA
4. Ăn dầu dừa
- Với phương pháp này, bạn hãy bổ sung dầu dừa vào các món ăn hàng ngày. Bạn có thể dùng dầu dừa nấu ăn thay cho các loại dầu thực vật đang dùng, vừa có món ăn ngon lại vừa có thể điều trị bệnh hiệu quả.
5. Trị nấm Candida Đường Ruột bằng phương pháp Detox Dầu Dừa Ép Lạnh Ly Tâm
DẦU DỪA ÉP LẠNH LY TÂM hay còn gọi là “Virgin extra coconut oil”, là loại dầu được sản xuất từ nước cốt dừa. Được làm từ cách làm dầu dừa tốt nhất hiện nay: ép dầu dừa từ nước cốt dừa, mà nước cốt phải được ép ngay lập tức khi bổ dừa, Tươi nhưng lại phải đủ Già. Việc ép dầu bằng máy ly tâm, ở nhiệt độ dưới 50 độ C.
Vì sản xuất từ nước cốt, nên lượng dầu ép được thấp hơn nhiều so với việc ép dầu từ cơm dừa khô – dẫn tới giá thành và giá bán đều cao hơn. Nhưng loại DẦU DỪA ÉP LẠNH LY TÂM có chất lượng tốt hơn hẳn, và tác dụng với sức khỏe con người cũng cao hơn rất nhiều, nhất là khi được dùng để giải quyết các vấn đề sức khỏe.
Đây là loại dầu dừa duy nhất có thể uống để trị bệnh đặc biệt trong việc tẩy nấm Candida đường ruột ra ngoài cơ thể bằng phương pháp DETOX.
BƯỚC 1:
- Để cơ thể làm quen với dầu dừa, ngày đầu tiên bạn uống từ 1 nửa đến 1 thìa café dầu dừa (thìa café là thìa 5 ml), ba lần/ngày.
- Uống lúc đói sẽ tốt hơn lúc no. Rồi bạn tăng số lượng mỗi lần uống, cho đến khi bạn uống được 2 thìa canh (loại thìa đựng được 15ml) mỗi lần, ngày ba lần.
- Ban có thể mất độ 2 tuần để mỗi lần uống được 2 thìa canh.
- Khi đã uống được 2 thìa canh dầu dừa một cách dễ dàng, thì bạn có thể bắt đầu “vào cuộc” thải độc.
BƯỚC 2:
- Dùng dầu dừa thay thế các loại đồ ăn, hay nói cách khác là nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống dầu dừa và nước trắng hoặc nước trắng vắt thêm chanh.
- Vào buổi sáng, ngay lúc ngủ dậy: bạn uống 2 thìa canh dầu dừa.
- Sau đó, cứ vài tiếng thì uống 2 thìa. Mỗi ngày bạn cần uống 14 thìa canh dầu dừa (tức là 210 ml/ngày).
- Uống càng nhiều nước càng tốt, để nấm Candida chết được tống ra ngoài thật nhanh.
- Bạn uống như vậy ít nhất là 3 ngày, nhiều nhất là 5 ngày.
- Không được ăn hoặc uống thêm cái gì khác, không cho mật ong hoặc bất cứ thứ gì ngọt vào nước uống, vì nấm Candida sống nhờ đường trong đồ ngọt.
- Bạn sẽ không thấy đói, vì cứ 1ml dầu cung cấp 9 K calo. Với 210 ml – cơ thể bạn được cung cấp 1890 k calo để hoạt động bình thường
BƯỚC 3: Ăn lại. Khi ăn lại, bạn cần quãng 4 ngày để có thể trở lại chế độ ăn bình thường
- Ngày 1: sáng ngủ dậy uống 2 thìa canh dầu dừa, sau 30 phút sau mới ăn sáng. Bạn có thể ăn sáng bằng rau củ (tốt nhất là ăn sống): dưa chuột, cà chua, xà lách…Lưu ý chưa ăn trái cây. Trước bữa ăn trưa 30 phút: uống 1 thìa canh dầu dừa. Ăn trưa với một phần 4 bát cơm (gạo lức là tốt nhất) + salat hoặc rau củ xào bằng dầu dừa (lưu ý chưa ăn các loại dầu khác trong 3 ngày đầu).
- Ngày 2 và 3: uống dầu và ăn như trên, có thể ăn thêm cá hấp hoặc kho, cơm nhiều hơn ngày đầu
- Ngày 4: uống dầu như ngày 1. Bạn nên ăn thêm dầu olive extra virgin (trộn salat hoặc cho vào canh), ăn các thứ với lượng nhiều hơn.
- Từ ngày 5: bạn có thể trở về chế độ ăn bình thường, vẫn nên uống 3 thìa dầu dừa mỗi ngày (45ml/ngày). Uống 2 thìa ngay lúc ngủ dậy sẽ có tác dụng diệt khuẩn tốt, lúc bụng rỗng. Thìa còn lại có thể uống trước khi ăn trưa hoặc tối 30 phút.
Sau đợt “Tẩy nấm Candida bằng dầu dừa” như trên, bạn có thể thực hiện chế độ uống dầu dừa hàng ngày: sáng ngủ dậy uống 2 thìa canh, trước bữa trưa hoặc bữa tối (trước bữa trưa tốt hơn), uống 1 thìa canh để:
- Tiếp tục diệt nấm Candida trong đường ruột
- Giúp nhiệt độ cơ thể nóng lên (nhất là với các bạn hay bị lạnh vì áp huyết thấp)
- Cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể
- Tăng cường trao đổi chất của cơ thể
- Giảm béo
Khi làm thải độc, virus, vi khuẩn và nấm sẽ chết hàng loạt, gây nên hiệu ứng thải độc. Bạn có thể bị sốt, đau nhức đầu và mình mẩy, thậm chí cứng khớp…Nếu gặp các hiện tượng bất thường đó, thì là tiến trình thải độc đang có kết quả tốt. Chỉ sau vài ngày, mọi hiện tượng sẽ hết dần.
Trong mấy ngày này, lưỡi bạn có thể hơi sưng và trắng xóa: cũng là do virus, vi khuẩn và nấm dồn từ hệ tiêu hóa lên. Vì vậy, bạn nên nhai súc dầu dừa vào buổi sáng ngay khi ngủ dậy (oil pulling), nhổ dầu đi, sau đó đánh răng rồi mới uống dầu dừa nhé.
Sau khi làm xong, bạn nên đợi độ 2 tuần cho xác nấm, virus và vi khuẩn thải ra hết, rồi thử lại. Nhớ là chụp ảnh và đánh dấu ngày thử, lưu lại để so sánh.
Với phương pháp dầu dừa được đưa thẳng vào gan rồi sinh ra năng lượng, chứ không cần dịch mật để tiêu hóa ở ruột. Do vậy, nên thực hiện mỗi hai tháng một bài tẩy nấm, kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp.
.
THỰC PHẨM DIỆU KỲ?
Thực Phẩm Diệu Kỳ được xây dựng với tiêu chí:
- Chọn ra những sản phẩm tự nhiên đúng giá trị, đúng tiêu chuẩn, thật sự sạch và mang lại lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe mọi người.
- Chúng tôi đã chọn ra 2 dòng sản phẩm chính trong phân loại dầu dừa tươi ép lạnh ly tâm, được đảm bảo và trải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, giá thành hợp lý nhất.
- Ở đây chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi muốn chia sẻ rộng rãi giá trị thực của sản phẩm thiên nhiên cho sức khỏe của cộng đồng!
- Dầu dừa đảm bảo an toàn khi sử dụng cho da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!
Đặt hàng qua Zalo để nhận ngay Voucher giảm giá nhé

CÁC SẢN PHẨM DẦU DỪA DIỆU KỲ