Chúng ta thắc mắc tại sao dầu dừa bị đông? Khi phân biệt dầu dừa có nguyên chất không, có đảm bảo chất lượng không, chúng ta thường hay so sánh về màu sắc, mùi vị, hoặc giả cá để phân biệt và đưa ra phán đoán. Đôi khi chúng ta cũng dựa vào độ đông đặc của dầu dừa để quyết định.
Nhiều người khi mới sử dầu dừa để chăm sóc da, làm đẹp hay dưỡng tóc thì hay bị ngạc nhiên và lo lắng khi thấy dầu dừa bị đông, những lúc nhiệt độ xuống thấp. Vậy tại sao dầu dừa bị đông? Dầu dừa bị đông có ảnh hưởng đến chất lượng của nó không?
Tại sao dầu dừa bị đông?
Dầu dừa có điểm nóng chảy rất thấp: 24-26°C (76°F), trung bình là 25°C. Như vậy, ở nhiệt độ phòng, tức là khoảng 26-32°C (trên 76 độ F), dầu dừa ở trạng thái lỏng vì nó đã vượt quá độ nóng chảy. Còn khi để dầu dừa ở nơi có nhiệt độ dưới 25°C ( dưới 76°F) như tủ lạnh thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông cứng lại. Điểm nóng chảy của dầu dừa bị đông phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Hàm lượng axit béo có trong dầu dừa
Điểm nóng chảy của dừa và các loại dầu khác được xác định bởi hàm lượng axit béo. Mỗi axit béo có điểm nóng chảy riêng. Dầu dừa bao gồm nhiều chất béo bão hòa gồm các axit béo và glyxerin trong dầu. Đây là các axit béo bão hòa và không bão hòa. Nếu trong dầu có nhiều axit béo không no thì chúng sẽ không bị đông cứng vào mùa đông và ngược lại. Có 90% axit béo bão hòa trong dầu dừa và vì vậy nó dễ dàng bị đông lại khi nhiệt độ giảm xuống. Đấy là lý do tại sao dầu hạt lạc, dầu hoa mặt trời, dầu oliu…không bị đông khi nhiệt độ xuống thấp vì chúng chứa nhiều axit béo không bão hòa hơn.
Kích thước của axit béo
Ngoài mức độ bão hòa, kích thước của axit béo cũng ảnh hưởng đến điểm nóng chảy. Axit béo được cấu tạo chủ yếu từ một chuỗi các nguyên tử cacbon. Chuỗi cacbon càng dài thì axit béo càng lớn và nhiệt độ nóng chảy càng cao. Do đó, các axit béo chuỗi dài có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các axit béo chuỗi ngắn hoặc trung bình.
Do đó, mỗi loại trong số 10 axit béo trong dầu dừa đều có điểm nóng chảy riêng biệt. Do đó dầu dừa thường không có điểm nóng chảy chính xác hoặc sắc nét. Do đó, một số dầu dừa có thể bị đông hoặc bắt đầu kết tinh ở 78 độ và một số ở 72 độ. Nếu sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng thì điểm nóng chảy có vẻ chính xác hơn. Nếu sự thay đổi nhiệt độ chậm, bạn sẽ có một thời gian dầu có cả thành phần lỏng và rắn.
Sử dụng dầu dừa bị đông có tốt không?
Dầu dừa bị đông là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, nó không ảnh hưởng đến chất lượng của dầu dừa. Thông qua hiện tượng đông của dầu dừa mà ta có thể kiểm tra độ nguyên chất của dầu dừa. Nếu nhiệt độ dưới 24 độ C mà dầu dừa không bị đông hoặc đông ít thì chứng tỏ hàm lượng axit trong dầu dừa thấp. Dầu dừa không nguyên chất, đã bị pha lẫn các chất khác.
Dầu dừa bị ảnh hưởng chất lượng khi bị nấu sôi lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài ra nếu để dầu dừa ở nhiệt độ phòng thì nên để chỗ có nhiệt độ ổn định. Tránh tình trạng dầu dừa bị thay đổi trang thái quá nhiều, và sự chênh lệch về nhiệt độ với tần suất quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của dầu dừa.
Làm thế nào để sử dụng khi dầu dừa bị đông?
Nếu bạn bảo quản dầu trong tủ lạnh thì chỉ cần lấy dầu dừa bị đông ra để ở nhiệt độ thường thì sẽ tan chảy ra ngay. Nếu bạn muốn dầu tan nhanh hơn thì có thể áp dụng 2 cách sau:
- Cách 1: Lấy một lượng dầu dừa bị đông vừa đủ dùng, cho vào bát sạch, rồi cho vào lò vi sóng, hâm trong khoảng 6-7 giây. Không nên để dầu dừa bị sôi, sẽ làm mất dưỡng chất trong dầu dừa.
- Cách 2: Lấy một lượng dầu dừa bị đông vừa đủ dùng, cho vào bát sạch, rồi ngâm trong nước ấm, khi dầu dừa tan ra, chúng ta sử dụng như bình thường.
Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể khi sử dụng dầu dừa bị đông:
Thành kem dưỡng da
Lấy một lượng dầu dừa ra khỏi tủ lạnh, đợi dầu tan chảy ra sau đó xoa lên da. Nhiệt độ cơ thể sẽ làm tan chảy dầu dừa một chút và giữ ẩm cho da. Với cách dưỡng da này sẽ khiến bạn cảm thấy rất sảng khoái vào mùa hè đấy.
Nấu nướng
Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ bỏ vào chảo, dầu sẽ nhanh chóng tan chảy, sẵn sàng cùng bạn vào bếp chế biến những món ăn ngon.
Tắm dưỡng ẩm
Chuẩn bị nóng nóng đã pha, sau đó thêm dầu dừa bị đông vào nước. Dầu sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước. Da của bạn sẽ vô cùng mềm mại sau khi thêm dầu dừa vào bồn tắm. Tuy nhiên, khi sử dụng dầu dừa bị đông trong nhà tắm, nên cẩn thận. Vì việc sử dụng dầu dừa thường xuyên trong vòi hoa sen/bồn tắm có thể dẫn đến tắc nghẽn cống rãnh.
Dầu dừa bị đông trị loét miệng
So với việc sử dụng dầu dừa lỏng để bôi vào vết loét ở miệng thì dùng dầu dừa bị đông sẽ tốt hơn. Dầu dừa lỏng sẽ nhánh chóng bị rửa trôi, không bám dính trên vết loét nhiều. Thay vào đó, sử dụng dầu dừa bị đông bôi vào vết loét sẽ giữ dầu dừa được dâu hơn, dầu dừa tan từ từ giúp nó thấm vào bên trong da, diệt vi khuẩn gây hại. Giảm thiểu tình trạng lở loét miệng.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu dừa bị đông
Chất lượng của dầu dừa bị đông và dầu dừa ở dạng lỏng là giống nhau. Tuy nhiên, có một điều không phải ai cũng biết đó là nếu dùng dầu dừa bị đông sai cách có thể gây ra viêm da nặng nề.

Dầu dừa bị đông
1. Dầu dừa bị đông hay bị vón cục rất dễ bết dính. Vì vậy không nên bôi dầu dừa bị đông trực tiếp lên da. Bởi ngoài đặc tính dễ bết dính dầu dừa bị đông khó tán đều trên da gây tắc lỗ chân lông khiến da nhờn, thu hút bụi bẩn khiến mụn nổi nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn không có thời gian để hâm nóng dầu dừa thì nên cho cho dầu dừa bị đông vào lòng bàn tay rồi xoa nóng tay để làm tan chảy dầu dừa trước khi sử dụng.
2. Bạn không nên nhầm lẫn giữa dầu dừa bị hỏng và dầu dừa bị đông
Bảng so sánh dầu dừa bị đông và dầu dừa bị hỏng
Dầu dừa bị đông | Dầu dừa bị hỏng | |
Màu sắc | Màu trắng tinh | Màu trắng đục, ngả vàng, trên bề mặt có lớp mốc xanh |
Mùi vị | Mùi thơm nhẹ của dừa | Mùa chua của nấm mốc |
Trạng thái | Đông đặc hoặc đông cứng tùy nhiệt độ | Dạng sền sệch, có độ nhớt |
Công dụng | Dưỡng da, dưỡng tóc, dưỡng môi, nấu ăn, chữa bệnh… | Nên vứt ngay không nên sử dụng vì rất có hại cho sức khỏe khi sử dụng |
3. Dù là dầu dừa bị đông hay dầu dừa ở trạng thái lỏng thì cũng phải chọn loại dầu dừa nguyên chất.
- Dầu dừa nguyên chất: Chính là là dầu thu được từ cùi dừa tươi, của dừa bằng phương pháp cơ học hoặc tự nhiên mà không sử dụng nhiệt, tinh chế hóa học, tẩy trắng hoặc tạo mùi, bất kỳ cách nào trong số đó sẽ dẫn đến thay đổi thành phần tự nhiên của dầu.
- Dầu dừa tinh luyện: Là dầu trải qua quá trình hóa học khử sạch mùi dầu dừa thì cũng không còn nhiều các thành phần tốt cho da như vitamin E, axít béo omega-3 và axít lauric. Đó là chưa kể quy trình tinh chế không an toàn, pha lẫn nhiều tạp chất độc hại không rõ nguồn, khiến da cũng như sức khỏe bị tàn phá nặng nề khi sử dụng.
Cách Bảo Quản Dầu Dừa Lâu Và Đảm Bảo Chất Lượng
Vì phải mất một thời gian dài để quá trình oxy hóa xảy ra trong dầu dừa được bảo quản đúng cách, dầu thường sẽ tồn tại được khoảng vài năm khi được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời và các chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ngày hết hạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào dầu nguyên chất hay tinh luyện.
- Dầu dừa nguyên chất: Có thời gian bảo quản 2 năm, nếu bảo quản tốt có thể kéo dài hơn 2 năm. Sở dĩ có thời gian bảo quản lâu như vậy bởi vì dầu dừa nguyên chất đã ép hết nước và không bổ sung bất kỳ hóa chất nào, sản phẩm 100% nguyên chất nên có thời gian bảo quản rất lâu.

Dầu dừa nguyên chất
- Dầu dừa tinh chế: Có thời gian bảo quản dưới 18 tháng. Nó ngắn hơn dầu dừa nguyên chất vì trong quá trình sản xuất chưa ép nước hoàn toàn ra khỏi cùi dừa. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm nhiều hóa chất như tạo mùi, tạo màu nên có thời gian bảo quản ngắn hơn.
Khi được bảo quản đúng cách, dầu dừa có thể có thời hạn sử dụng tốt nhất và lâu nhất so với các loại dầu khác. Tuy nhiên, khi bảo quản không đúng cách, dầu có thể bị ôi thiu rất nhanh. Sau đây là hướng dẫn bảo quản dầu dừa đúng cách:
Vật dụng bảo quản dầu dừa
Dầu dừa được bán trong các loại bao bì, chai lọ khác nhau, chủ yếu dựa trên mục đích sử dụng của nhà sản xuất. Tuy nhiên, nếu bạn chọn đúng lọ hoặc hộp bảo quản thì sẽ cho phép dầu dừa của bạn tươi lâu hơn. Vật dụng bảo quản dầu dừa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dầu dừa phải được bảo quản dầu dừa trong lọ kín và tối. Vì nếu dầu dừa tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và nhanh bị hỏng hơn.
- Tránh bảo quản dầu dừa trong các hộp kim loại dễ phản ứng vì chúng có thể tạo thêm hương vị không mong muốn cho dầu dừa. Đồng thời làm biến chất dầu dừa gây hại khi sử dụng.
- Chai lọ đựng dầu dừa phải là thủy tinh hoặc nhựa không chứa vìsẽ giúp đảm bảo không có hóa chất chứa trong nhựa ngấm vào sản phẩm.
Vị trí bảo quản dầu dừa
Bảo quản dầu dừa ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đặt dầu dừa trong phòng đựng thức ăn, tủ đựng thức ăn hoặc bất kỳ không gian khô ráo, thoáng mát nào trong nhà bếp của bạn. Dù ở bất kỳ vị trí nào thì cùng tránh xa nguồn nhiệt và ánh sáng để tránh bị hư hỏng.
Dầu dừa có nhiệt độ nóng chảy thấp dưới 24 °C có thể dễ dang chuyển đổi trạng thái. Vì vậy nên Bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ không đổi. Làm nóng và làm lạnh dầu dừa thường xuyên có thể khiến dầu hư hỏng nhanh hơn. Thay vào đó, hãy chọn một không gian bảo quản hoặc nhiệt độ cho dầu dừa và giữ ở đó.
Bảo quản dầu dừa trong ngăn mát tủ lạnh
Bảo quản dầu dừa trong tủ lạnh có một lợi thế lớn khi bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ thường. Nhiệt độ lạnh sẽ làm cho dầu đông đặc lại thành dạng đông cứng, để càng lâu càng tốt. Khi để dầu dừa vào ngăn đông nó sẽ bị đông lại, vì vậy trước khi bỏ vào nên chia dầu dừa thành những phần nhỏ đủ dùng cho một lần, cách làm như sau:
- Dùng muỗng canh hoặc 1/4 cốc đong, đổ dầu dừa vào khuôn. Chỉ cần đảm bảo rằng tất cả đều bằng nhau.
- Chuyển khay dầu dừa vào tủ đông.
- Lấy chúng ra khỏi tủ đông và bật chúng ra khỏi khuôn. Sau đó chuyển chúng vào một chiếc túi an toàn trong tủ đông.
Với cách bảo quản dầu dừa này vừa tiện lợi, vừa đỡ mất thời gian mà lại giúp dầu dừa để được lâu. Thay thì để nguyên lọ dầu dừa vào tủ lạnh, mỗi lần dùng lại lấy ra rã đông, sau đó lại để vào tủ lạnh. Vừa tốn thời gian, vừa giảm chất lượng của dầu dừa do chênh lệch nhiệt độ.
Cách sử dụng dầu dừa
Cách sử dụng dầu dừa của bạn cũng ảnh hưởng đến thời gian bảo quản dầu dừa. Nếu bạn ngại chờ rã dông dầu dừa như cách hướng dẫn ở trên thì có thể bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng và tuân theo những hướng dẫn dưới đây:
- Lọ dầu dừa lúc nào cũn ở trong tư thế đậy chặt nắp lọ hoặc hộp đựng. Đảm bảo rằng nắp được ấn xuống hoặc vặn chặt để tránh oxy làm hỏng dầu.
- Nếu lọ dầu dừa quá lớn và không sử dụng hết trong thời gian ngắn thì nên chia nhỏ dầu sang một hộp đựng nhỏ hơn, điều này sẽ làm giảm lượng oxy tiếp xúc với dầu.
- Dùng dụng cụ sạch và khô để múc dầu. Khi bạn sử dụng dầu dừa, hãy đảm bảo rằng thìa, cốc đong hoặc dao bạn sử dụng phải khô hoàn toàn. Đồ dùng bị ướt hoặc bẩn có thể đưa vi khuẩn vào dầu dừa, khiến dầu dừa nhanh hỏng hơn.
Làm thế nào để biết nếu dầu dừa bị hỏng?
Nên kiểm tra dầu dừa vài tháng một lần. Vì dầu dừa có thể được bảo quản trong vài năm, nên điều quan trọng là phải xem xét nó để tìm nấm mốc hoặc các dấu hiệu cho thấy nó đã bị ôi thiu. Kiểm tra dầu dừa mỗi tháng hoặc hai tháng và loại bỏ ngay dầu dừa nếu bạn thấy có những biểu hiện sau:
- Một mùi khó chịu, đắng gắt hoặc chua.
- Màu hơi vàng.
- Vết mốc màu nâu hoặc xanh lá cây trên bề mặt dầu dừa.
- Độ sệt hoặc đông đặc giống như sữa đông
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này, rất có dầu dừa của bạn đã bị hỏng, hoặc hết hạn sử dụng. Nên loại bỏ ngay và không sử dụng nữa. Việc sử dụng dầu dừa hỏng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Điều tồi tệ nhất là làm tăng số lượng các gốc tự do có hại trong cơ thể; chúng có liên quan đến mọi thứ, từ các bệnh viêm nhiễm, tim mạch đến ung thư.
THỰC PHẨM DIỆU KỲ?
Thực Phẩm Diệu Kỳ được xây dựng với tiêu chí:
- Chọn ra những sản phẩm tự nhiên đúng giá trị, đúng tiêu chuẩn, thật sự sạch và mang lại lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe mọi người.
- Chúng tôi đã chọn ra 2 dòng sản phẩm chính trong phân loại dầu dừa tươi ép lạnh ly tâm, được đảm bảo và trải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, giá thành hợp lý nhất.
- Ở đây chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi muốn chia sẻ rộng rãi giá trị thực của sản phẩm thiên nhiên cho sức khỏe của cộng đồng!
- Dầu dừa đảm bảo an toàn khi sử dụng cho da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!
Đặt hàng qua Zalo để nhận ngay Voucher giảm giá nhé
