Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Mặc dù, được coi như trái cây, nhưng cà chua thường được ăn và chế biến như một loại rau. Thành phần của cà chua bao gồm các chất chống oxy hóa lycopen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Hàm lượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cà chua là 95% nước, 5% còn lại chủ yếu bao gồm carbohydrate và chất xơ.
Trong 100 gtam cà chua sống bao gồm: 18 kcal, 0,9 gam đạm, 3,9 gam carb, 2,6 gam đường, 1,2 gam chất xơ, 0,2 gam chất béo…
- Carb trong cà chua bao gồm: Đường đơn, chẳng hạn như glucose và fructose, chiếm gần 70% hàm lượng carb.
- Chất xơ: cung cấp khoảng 1.5 gam trong mỗi quả cà chua cỡ trung bình. Trong đó 87% các chất xơ trong cà chua là chất xơ không hòa tan, ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.
- Vitamin và khoáng chất: cà chua là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất: Vitamin C, thành phần dinh dưỡng thiết yếu đồng thời có vai trò như chất chống oxy hóa. Sử dụng một quả cà chua cỡ trung bình có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 28% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI).
- Kali, khoáng chất thiết yếu, kali có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim. Vitamin K1 hay phylloquinone, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương.
Folate (vitamin B9) một trong những vitamin B, folate rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của mô và chức năng tế bào. Đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Thành phần vitamin và các hợp chất thực vật trong cà chua có thể khác nhau bởi giống cây, môi trường sống… Các hợp chất thực vật chính trong cà chua là:
- Lycopene. Có sắc tố đỏ đồng thời có vai trò như chất chống oxy hóa. Lợi ích của Lycopene đối với sức khỏe đã được nghiên cứu rộng rãi.
- Beta carotene, chất chống oxy hóa thường làm cho thực phẩm có màu vàng hoặc cam, beta carotene được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể.
- Naringenin. Hợp chất flavonoid này được tìm thấy trong vỏ cà chua, đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và bảo vệ chống lại các bệnh khác nhau ở chuột.
- Axit chlorogenic. Một hợp chất chống oxy hóa mạnh, axit chlorogenic có thể làm giảm huyết áp ở những người có mức độ cao.
- Chất diệp lục và carotenoid (như lycopene) yếu tố tạo nên màu sắc phong phú của cà chua. Khi quá trình chín bắt đầu, chất diệp lục (màu xanh lá cây) bị phân hủy và carotenoid (màu đỏ) được tổng hợp.

Cà chua hữu cơ là gì ?
Cà chua hữu cơ
Cà chua hữu cơ là cà chua được trồng và sản xuất mà không sử dụng các hóa chất nhân tạo, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hormone kích thích tăng trưởng, kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen.
Canh tác hữu cơ có nhiều lợi ích. Thực vật được trồng theo cách này không chứa hoặc chỉ chứa tối thiểu dư lượng hóa chất. Có nhiều chất chống oxy hóa hơn, hương vị phong phú, an toàn hơn cho những người nhạy cảm với thực phẩm (thông thường do hóa chất trong thực phẩm gây ra). Và có xu hướng tươi hơn vì thiếu chất bảo quản làm cho thời hạn sử dụng ngắn hơn.
Canh tác hữu cơ cũng rất tốt cho môi trường, vì nó không gây ô nhiễm, làm tăng độ phì nhiêu, giảm xói mòn đất và bảo vệ động vật cũng như ong thụ phấn cho hoa. Theo đó, nó cũng tốt hơn cho công nhân nông trại và những người sống trong khu vực.
Bạn không cần phân động vật để trồng trái cây, rau và hoa màu. Hữu cơ thuần chay hoặc veganic là một hệ thống trồng trọt tránh hóa chất nhân tạo và thuốc xịt, phân gia súc và xác động vật từ lò giết mổ.
Một số loại trái cây và rau quả hấp thụ nhiều thuốc trừ sâu hơn những loại khác. Đặc biệt là các loại thực vật có vỏ mỏng, hàm lượng nước cao như: dâu tây, táo, nho, xuân đào, đào, anh đào, rau bina, cải xoăn, cà chua, cần tây, khoai tây và ớt. Các loại này không nên gọt vỏ trước khi ăn.
Cà chua cũng được trồng thủy canh trong những nhà kính lớn, nơi không có đất nhưng rễ lại ngập trong nước giàu dinh dưỡng. Phương pháp này không được phân loại là hữu cơ ở Anh hoặc châu Âu nhưng nó được cho phép theo tiêu chuẩn hữu cơ ở Mỹ.
Trồng cà chua thủy canh cho phép canh tác không dùng thuốc trừ sâu nhưng cây có thể nhận được phân bón trong nước. Phương pháp sản xuất cà chua này cho phép thu hoạch quanh năm, giảm không gian và lượng nước cần thiết cho cây trồng. Nếu chúng ta không thể luôn mua được cà chua hữu cơ, thì cà chua thủy canh có thể là lựa chọn tốt tiếp theo.
Lợi ích của cà chua cho sức khỏe
Cà chua là loại thực phẩm tốt có lợi cho sức khỏe và làm đẹp. Cụ thể, trong cà chua có chứa một hàm lượng rất lớn các chất lycopene có thể chống oxy hóa carotenoid, chống ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Bên cạnh đó, trong một quả cà chua có thể cung cấp đến 40% nhu cầu sử dụng vitamin C hàng ngày của cơ thể con người. Nó cũng có chứa nhiều vitamin A, kali và sắt để đảm bảo duy trì sức khỏe hệ thần kinh và lưu thông máu.
Cà chua cũng được rất nhiều y bác sĩ khuyên dùng để điều trị các căn bệnh về tim mạch, sỏi thận, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hạ đường huyết. Ăn cà chua đúng cách cũng có thể chống lại các tác dụng của thuốc lá đối với cơ thể người hút. Ngoài ra, cà chua cũng nằm trong top các loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ, cải thiện tầm nhìn tốt và là một liệu pháp làm đẹp răng, xương, tóc, da hiệu quả.
Ăn cà chua đúng cách
1. Ăn bao nhiêu cà chua 1 ngày là đủ
Tuy cà chua là một loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên không phải cứ bổ sung nhiều là tốt nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với người lớn, bạn chỉ cần nạp vào cơ thể tối đa 200g – 300g cà chua chín/ngày, tương đương với từ 2 – 3 quả. Còn đối với các em bé, để ăn cà chua đúng cách, bố mẹ chỉ nên chế biến khoảng 50g – 100g cà chua/ngày, tức từ 0.5 – 1 quả thôi.
2. Ăn cà chua lúc nào là tốt nhất
Nếu bạn sử dụng cà chua để giảm cân, thì hãy ăn cà chua đúng cách vào bữa tối hoặc đêm để đạt hiệu quả tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi giảm cân, bạn cũng nên dùng tiếp cà chua để tránh việc bị tăng cân trở lại.
Ngoài ra, việc bạn duy trì ăn cà chua vào buổi tối cũng sẽ giúp bạn bỏ được các thói quen ăn uống không lành mạnh sau 7 giờ tối. Hãy luôn sẵn sàng vài quả cà chua trong bếp của mình để có thể chế biến thành nhiều món salad giúp giảm cân đẹp da tốt cho sức khỏe.
Nước ép cà chua sử dụng trước khi đi ngủ, chắc chắn sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ có thể có được một sức khỏe tốt, thân hình hoàn hảo và làn da như ý đấy.
3. Cà chua ăn sống hay nấu chín tốt hơn ?
Cả cà chua sống và cà chua chín đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn ăn cà chua nấu chín sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe hơn là ăn sống thông thường.
Khác với những loại rau, củ, quả tươi ngon khác, cà chua khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ không hề làm mất đi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Khi nấu cà chua, lượng Lycopene và các chất oxy hóa có trong chúng sẽ tăng cao hơn. Đó là lý do vì sao bạn nên nấu chín cà chua để ăn mỗi ngày.
Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà bạn không còn ăn cà chua sống nữa. Bạn cũng có thể ăn chúng như một loại trái cây bình thường, thậm chí từ cà chua bạn có thể có ly nước ép giảm cân mỡ bụng cấp tốc đẹp da ngon bổ giàu dinh dưỡng đấy.
4. Không nên ăn cà chua xanh
Trái cà chua được ăn khi chín đỏ, dinh dưỡng cao hơn cà chua xanh.
Bạn không nên bổ sung cà chua xanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bởi nó không chỉ không chứa các vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà lại còn có thể mang một hàm lượng rất lớn chất alkaloid nguy hiểm, có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm đấy.
5. Không ăn cà chua khi đói
Giống như tên gọi của mình, cà chua có vị chua vì có chứa các pectin dễ dàng phản ứng với axit trong niêm mạc ruột và dạ dày. Ăn cà chua khi đói có thể cản trở hệ tiêu hóa của bạn, khiến bạn dễ bị đau dạ dày.
6. Không ăn cà chua chế biến nhiều lần
Cà chua bị chế biến lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ bị mất đi lượng dưỡng chất thiết yếu. Nó thậm chí còn có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, đừng tiếc rẻ mà áp dụng cách này để phục vụ bữa ăn hàng ngày của gia đình mình, bạn sẽ gặp rắc rối lớn về sức khỏe.
7. Không ăn hạt cà chua
Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng, hạt cà chua sẽ cản trở hệ tiêu hóa của bạn, chúng thậm chí không hề phân hủy trong dạ dày. Vì vậy, nếu bạn bổ sung hạt cà chua trong cơ thể sẽ làm chậm đi quá trình chuyển hóa các chất.
Từ đó khiến các chức năng của dạ dày và đường ruột bị hạn chế một cách đáng kể.
8. Nên ăn cà chua tươi tốt hơn cà chua đóng hộp
Hãy ăn cà chua đúng cách bằng cách ăn cà chua tươi thay vì các sản phẩm cà chua đóng hộp, bởi nó sẽ giúp bạn hấp thụ được lycopene, rất tốt cho sức khỏe. Tương tự, bạn cũng nên sử dụng cà chua hữu cơ được gieo trồng theo các bước trồng cà chua sạch đúng cách, an toàn để chế biến món ăn thay vì các loại nước sốt hay tương cà đóng hộp.
9. Không nên giữ cà chua trong tủ lạnh và tránh ánh nắng trực tiếp
Cà chua chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ trong phòng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời thôi. Bạn không nên giữ cà chua ở tủ lạnh, bởi như thế sẽ có thể làm mất đi hương vị tự nhiên của cà chua.
10. Nên nấu cà chua với một chút dầu Oliu để giải phóng chất lycopene
Khi bạn nấu cà chua với một chút dầu oliu tự nhiên nguyên chất, bạn sẽ có thể giải phóng chất lycopene, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng này dễ dàng và hiệu quả hơn.
11. Ăn quá nhiều cà chua có thể gây sỏi thận
Ăn cà chua quá nhiều có thể gây sỏi thận bởi đay là loại rau ăn quả giàu oxalat và canxi. Bạn ăn quá nhiều cà chua một ngày có thể khiến cơ thể mình khó loại bỏ đi hết các hợp chất này, khiến phần dư thừa lắng đọng lâu trong cơ thể từ đó giúp sỏi thận có điều kiện để hình thành và phát triển.
12. Tiêu thụ quá nhiều lycopene có thể làm da xấu đi
Lycopene tốt cho sức khỏe nhưng việc bạn tiêu thụ Lycopene quá nhiều cũng có thể khiến làn da của bạn xấu đi bởi trong cà chua có chứa chất tạo màu. Nếu chúng đi vào cơ thể bạn quá nhiều, có thể sẽ gây thay đổi màu da của bạn đấy.
Bảo quản cà chua với phương pháp phơi nắng
Có nhiều cách để ăn cà chua. Khi chúng được sấy khô, cà chua sẽ co lại, giảm 90% trọng lượng do mất nước.
Cà chua phơi nắng là một cách hữu hiệu để bảo quản cà chua lâu hỏng hơn so với để ngoài nhiệt độ thường. Hơn nữa, cà chua khô còn là một món ăn vặt ngon lành, và bạn có thể làm thêm món salad rau củ cũng rất ngon.
Với cách làm này, bạn nên chọn những quà cà chua vừa chín tới.
Rửa sạch cà chua, ngâm với bột Umikai để khử khuẩn và chất hóa học tồn dư nếu có.
Để ráo nước, sau đó cắt thành 5 hoặc 7 lát tùy theo kích cỡ từng quả cà chua.
Trộn cà chua đã thái lát với một ít muối. Một số bạn thích ăn ngọt, hoặc nếu cà chua mua về là loại có độ chua nhiều thì bạn có thể trộn thêm một ít đường mía.
Sau khi trộn đều, bạn xếp từng miếng cà chua lên 1 cái khay và phơi vào những ngày nắng to. Cà chua phơi đến khi nhìn thấy mặt cà chua săn lại (1-3 nắng). Phụ thuộc vào kết quả độ săn cà chua chứ không phải thời gian phơi (tùy thuộc nắng nhẹ hay gắt).
Phơi trong khoảng từ 5-6 ngày là bạn đã có một mẻ cà chua sấy khô tự nhiên đúng chuẩn.
Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể sử dụng lò nướng nếu có: Xếp cà chua lên khay và cho vào lò nướng khoảng 5-6 tiếng, mức nhiệt độ trung bình là 120 độ C. Sau khi cà chua được sấy xong, bạn để nguội và cho cà chua vào hũ kín dùng dần.
Cà chua (cắt lát) sau khi phơi nắng (trong mẹt có lưới lồng bàn) sẽ có thêm vị dai và độ đậm đặc về hương vị. Cà chua có vị chua, mặn, sẽ cô đặc lại, đậm đà hơn.
Cà chua khô được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn. Nhờ chúng, món ăn thành phẩm có được hương vị và mùi độc đáo. Sản phẩm này không chỉ có thể dùng như một món ăn nhẹ lý tưởng mà còn là một phần bổ sung cho bất kỳ món ăn làm sẵn nào.
Cần lưu ý rằng kết quả của quá trình phơi nắng, cà chua không bị mất giá trị dinh dưỡng, vitamin và các nguyên tố vi lượng, chúng được bảo quản ở mức tương đương với cà chua tươi.
Công thức om sốt cà chua dinh dưỡng nhất (tạo ra sốt có lycopene cao nhất)
1. Sai lầm khi làm sốt cà chua
- Không nên chọn cà chua xấu, hỏng để làm sốt cà.
- Để có món sốt cà chua có Carotenoid tiền tố tạo nên chất lycopene CAO NHẤT, tạo chất chống oxi hóa cao nhất phải dùng cà chua hữa cơ đẹp, tươi
- Không nên đun sốt cà quá sôi, chỉ nên om nhỏ lửa
- Không nên dùng dầu ăn công nghiệp hoặc có thể không để dầu (dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tác động biến chất lên các chất dinh dưỡng trong cà chua)
2. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg cà chua hữa cơ tươi chín
- 1 thìa nước tương
- 1 củ hành tây
- 200gr đường phèn
- 10gr muối
- 20ml dầu oliu
- 100ml dấm dứa hoặc dấm gạo hoặc dấm táo
3. Các bước chế biến

Sốt cà chua
- Cà chua rửa sạch, ngâm với bột Umikai 10 phút để khử khuẩn
- Bỏ cuống, sau đó lấy dao khứa hình chữ thập dưới đáy quả.
- Chuẩn bị 1 tô nước nóng (khoảng 70 – 80 độ C) thả cà chua đã khứa vào ngâm trong khoảng 5 – 7 phút.
- Sau đó vớt cà chua ra, lột vỏ bên ngoài.
- Cắt đôi quả cà chua theo chiều ngang, dùng thìa nạo hết hạt cà chua
- Bỏ phần cứng ở gần cuống, chỉ lấy phần cà chua mềm
- Hành tây xắt hạt lựu
- Cho hành tây và cà chua vào máy xay, xay nhuyễn
- Chưng cách thủy hỗn hợp sôi nhẹ 90 độ ở lửa nhỏ (om) trong 15 phút cho đến khi đặc sệt thì cho 1 thìa dầu oliu vào đảo đều và tắt bếp
- Để gia vị đường phèn, nước tương, muối, dấm vào sau cùng vì cà chua hữu cơ nhiều hương vị
- Chuẩn bị 1 hũ thủy tinh đã tiệt trùng, lau khô rồi đổ sốt cà chua đã để nguội vào. Đậy nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh.
- Ăn cùng xà lách, cơm, canh, súp, xào để tối ưu hóa dinh dưỡng
- Trữ tủ lạnh: sốt 72h ngăn mát hoặc lâu hơn ở ngăn đông. Nhưng ưu tiên vừa đủ.
Một tuần nếu hấp thụ khoảng 1 chén 250ml sốt cà chua sẽ giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông. Ngoài ra, Lycopene còn có trong đu đủ chín, dưa hấu, bí đỏ,..
Hy vọng với bài viết này, Thực Phẩm Diệu Kỹ đã giúp bạn biết rõ về giá trị của cà chua. Ngoài ra còn chỉ bạn cách chế biến và bảo quản cà chua đúng cách giúp bạn có thể đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.