Dung Nạp Kiến Thức, Bột vỏ hàu Umikai, Sản Phẩm Diệu Kỳ, Tips trong căn bếp lành

Bột Umikai: Tuyệt chiêu đánh bật nấm mốc, vi khuẩn trên dụng cụ nhà bếp hiệu quả

Nấm mốc là hiện tượng xảy ra phổ biến trong cuộc sống, khiến nhiều người đau đầu tìm cách xử lý. Chúng thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt là trên những món đồ nhà bếp bằng gỗ như thớt, đũa, muỗng…, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng đồ dùng mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

Các loại dụng cụ làm bếp làm từ gỗ như thìa, đũa, gỗ… được rất nhiều người lựa chọn sử dụng bởi sự tiện lợi cũng như tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những cách vệ sinh để có thể khử hết các vết bẩn cũng như mùi thức ăn, và đặc biệt là ngăn ngừa các loại vi khuẩn, nấm mốc rất dễ phát sinh trên những chiếc thìa, đũa hay thớt bằng gỗ.

Hiện tượng nấm mốc là gì?

Hiện tượng nấm mốc là hiện tượng các loại nấm mốc sẽ mọc trực tiếp trên bề mặt của đồ dùng, thức ăn,… Nấm mốc thuộc nhóm sinh vật chân hạch, tuy cũng là thực vật chúng không giống những loại khác. Cơ thể của chúng không chứa tác tế bào có chất diệp lục như những loại cây bình thường.

 

Đũa gỗ bị nấm, mốc

Đũa gỗ bị nấm, mốc

 

Nấm mốc chủ yếu có lối sống ký sinh trên những món đồ dùng trong nhà bếp và thực phẩm. Với cấu tạo tế bào chủ yếu là chitin, chúng thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng.

Một số đặc điểm của nấm mốc

Tuy thuộc nhóm thực vật nhưng nấm mốc mang những đặc điểm rất khác so với những loại cây khác. Cụ thể, nấm mốc có một số đặc điểm sau:

  • Hình dạng: Loại nấm này có cơ thể cấu tạo đơn bào. Chúng thường tồn tại ở dạng hình trứng, hình sợi và sợi có vách ngăn khi chúng ở thể đa bào.
  • Kích thước: Chúng thường có kích thước rất nhỏ, có nấm chỉ có kích thước 1mm.
  • Cấu tạo: Các tế bào nấm mốc được tạo chủ yếu từ các sợi chitin, ở một số loại còn có thêm celluloz. Đồng thời, cơ thể còn chứa chất chứa nội mạc, ti thể và không bào.
  • Sinh sản: Chúng sinh sản bằng 2 hình thức là hữu tính và vô tính.

Các loại nấm mốc trong nhà

Loài nấm mốc này rất dạng, chúng được chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa trên những đặc điểm về màu sắc và cấu tạo cơ thể nấm mốc được chia thành 9 loại:

Nấm mốc Chaetomium

Đây là loại nấm có màu trắng nhưng theo thời gian sống cơ thể sẽ chuyển dần sang màu xám. Loại này thường xuất hiện ở trên những bức tường thạch cao ẩm ướt. Khi xuất hiện, chúng sẽ mang theo mùi ẩm mốc gây khó chịu không gian sống.

Nấm Aspergillus

Loại này rất khó nhận diện bởi cơ thể chúng sẽ có màu trắng nhưng cũng có thể có nhiều màu sắc khác. Loại nấm mốc này vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Độc tố của chúng khi giải phóng ra ngoài có thể dẫn đến các cơn hen suyễn hoặc các vấn đề về phổi, nặng hơn có thể gây ung thư. Vì vậy, mọi người nên đặc biết chú ý đến loại này.

Nấm Penicillin

Chúng sở hữu màu sắc chủ yếu là màu xanh dương hoặc xanh lá cây. Thường xuất hiện nhiều ở những nơi bị tác động của nước làm hỏng. Dễ dàng bắt gặp chúng ở những nơi như giấy dán tường, dưới thảm, ống dẫn,… Chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh có thể gây ra các bệnh về hô hấp.

Nấm mốc Trichoderma

Loại nấm này xuất hiện rất nhiều ở những ngôi nhà có độ ẩm cao. Chúng thường mộc theo từng mảng có màu xanh. Chúng sẽ gây hư hỏng nhà ở và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tim, gan.

Nấm Stachybotrys

Loại này được nhận biết với màu sắc chủ yếu là màu đen, có kết cấu nhầy nhụa. Có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở nhiều nơi như gỗ, bìa cứng, giấy,… Chúng sản sinh ra một loại chất độc gây khó thở, mệt mỏi, đau đầu có thể dẫn đến trầm cảm.

Nấm Ulocladium

Đây là loại nấm mốc có màu đen và chúng sẽ xuất hiện ở những nơi có nhiều nước như nhà vệ sinh, nhà bếp,… Chúng có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trong nhà đến ngoài nhà. Nếu tiếp xúc trực tiếp với loại nấm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nấm Aspergillus

Chúng sẽ có màu sắc chủ yếu là màu vàng hoặc màu cam. Chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi có độ ẩm cao, thường xuyên có nước. Khi tiếp xúc với nấm này sẽ gây ảnh hưởng đến phổi đối với người có hệ miễn dịch yếu.

Nấm Alternaria

Loại nấm mốc Alternaria có cấu tạo màu sắc chủ yếu là màu nâu. Chúng thường xuyên xuất hiện ở những khu vực ẩm ướt như bồn rửa, phòng tắm,… Chúng tỏa ra một chất độc rất nguy hiểm, có thể gây ra hen suyễn.

Nấm Aureobasidium

Loại nấm này được cấu tạo cơ thể màu có màu nâu, chúng có mặt ở bề mặt sơn hoặc giấy dán tường. Do có thể có cấu tạo đặc biệt nên chất độc chúng phát ra sẽ gây nhiễm trùng da, mắt và móng.

Đó là một số loại nấm mốc quen thuộc, thường xuất hiện trong nhà ở. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấm mốc

 

1.Thời tiết nóng ẩm

Do đặc trưng của Việt Nam đặc biệt là khu vực miền Nam có thời tiết khá ẩm ướt. Nguyên nhân này là điều không thể tránh khỏi. Với thời tiết như thế những món đồ nội thất trong nhà đặc biệt là đồ gỗ, thớt gỗ đũa gỗ tiếp xúc với nước hàng ngày rất dễ xuất hiện nấm mốc. Vào những ngày cuối năm và mùa mưa là thời điểm chúng xuất hiện nhiều nhất. Do đặc trưng của của các món đồ này thường có độ ẩm cao hơn nên đó là điều kiện rất tốt để chúng xuất hiện.

2.Sử dụng đồ sai cách dẫn đến nấm mốc

Sở dĩ, các món đồ gỗ thường xuyên xuất hiện nấm mốc là do sử dụng sai cách. Khi bạn sử dụng những vật dụng có độ ẩm cao như thớt, đũa… hàng ngày, theo thời gian sẽ khiến những món đồ đó bị lên mốc do độ ẩm.

3.Vị trí đặt đồ

Những món đồ được đặt ở vị trí sát tường sẽ dễ bị nấm mốc hơn. Do tường lời nơi tiếp xúc nhiều với độ ẩm, có thể dẫn độ ẩm đó sang đồ nội thất. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc xuất hiện và phát triển.

Nấm mốc có vai trò và tác hại gì?

 

1.Vai trò của nấm mốc

Nấm mốc cũng có một số vai trò vô cùng quan trọng như:

  • Có những loại nấm có khả năng ký sinh trên những loài côn trùng gây hại. Cùng từ đó, sẽ góp phần tiêu diệt những loại côn trùng đó.
  • Một số loại nấm có cấu tạo đặc biệt sẽ được sử dụng để tổng hợp axit hữu và kháng sinh.
  • Có thể ứng dụng nấm trong các sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp kích thích sự tăng trưởng của thực vật.
  • Quá trình phân giải các chất hữu cơ sẽ giúp tăng độ màu mỡ cho đất.
  • Một số loại sẽ được sử dụng trong nghiên cứu di truyền.

2.Tác hại của nấm mốc

Bên cạnh nhiều lợi ích chúng cũng mang đến rất nhiều tác hại cho con người:

  • Sự xuất hiện của nấm mốc sẽ làm hư hỏng thực phẩm và giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
  • Làm hư hại những món đồ mà chúng ký sinh.
  • Có khả năng truyền bệnh cho các loại chim, cá và nhiều loại động vật khác.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Với hàm lượng độc tố cao có gây ra nhiều bệnh về hô hấp, các vấn đề về da, tim, phổi,…
  • Bám trên các dụng cụ nhà bếp, gây nhiễm khuẩn chéo và tác dụng trực tiếp tới sức khỏe chúng ta qua đường ăn uống.

Cách xử lý nấm mốc

 

Cách tốt nhất bạn nên để dụng cụ nhà bếp ở nơi khô ráo.

1.Phơi nắng để xử lý nấm mốc

Đối với những món đồ chỉ bị mốc nhẹ bạn có thể đem những món đồ đó phơi nắng. Chú ý, chỉ nên phơi ở dưới ánh nắng có nhiệt độ cao để đảm bảo chúng bị tiêu diệt. Thời gian tốt nhất để phơi là vào buổi sáng lúc nắng vừa lên và mang vào trước đi trời tối.

2.Dùng rượu Vodka

Rượu Vodka có khả năng tiêu diệt nhiều loại côn trùng, nên cũng có thể xử lý được nấm mốc. Đây là một cách xử lý vô cùng hiệu quả đối với các món đồ bị ẩm mốc. Bạn chỉ cần cho rượu vào bình xịt và xịt vào những nơi bị mốc. Sau đó, bạn chỉ cần dùng lau sạch là đã có thể xử lý chúng dễ dàng.

Và nhiều biện pháp dân gian khác như ngâm chanh, muối, dấm, baking soda…

 

Tại sao nên dùng Umikai khử khuẩn và nấm mốc ?

Vi khuẩn có trong những các món đồ dụng cụ nhà bếp là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nấm mốc. Cho nên, để ngăn chặn mốc xuất hiện, trước tiên bạn cần tiêu diệt vi khuẩn. Như vậy, sẽ phá hoạt môi trường phát triển của chúng, giúp loại bỏ chúng dễ dàng.

Các biện pháp nêu trên có thể xử lý được nấm mốc tạm thời tuy nhiên chưa diệt được vi khuẩn triệt để trên bề mặt các dụng cụ. Bột rửa thực phẩm sạch Umikai có thể hoàn toàn diệt các nấm mốc, vi khuẩn có hại trên bề mặt các dụng cụ trong nhà bếp như thớt, đũa, muỗng, chén, ly, nồi, dao… với cơ chế bóc tách các hóa chất có hại, vi khuẩn và nấm mốc bằng dung dịch kiềm có độ pH cao từ 10 – 13.

 

Ngâm thớt, đũa gỗ với umkai để khử khuẩn, nấm mốc

Ngâm thớt, đũa gỗ với umkai để khử khuẩn, nấm mốc

 

Sau khi hòa tan 1 lượng vừa đủ Umikai, chúng ta bỏ dụng cụ (đã rửa sạch sẽ) cần khử khuẩn và nấm mốc vào. Sau ít phút, chúng ta quan sát thấy sẽ có các hiện tượng như nổi váng, kết tủa. Lúc này các chất bẩn trên bề mặt dụng cụ đang được Umikai bóc tách hoàn toàn dễ dàng mà không cần dùng sức chà rửa hoặc nấu với nhiệt độ cao như các biện pháp nêu trên, gây mất thời gian, tài chính và giảm độ bền của các dụng cụ nhà bếp.

 

Nên ggâm thớt, đũa gỗ với umkai để khử khuẩn, nấm mốc thường xuyên

Nên ggâm thớt, đũa gỗ với umkai để khử khuẩn, nấm mốc thường xuyên

 

Nên ngâm dụng cụ nhà bếp với bột Umika hàng tuần một lần, để giữ sức khỏe cho gia đình bạn nhé.

Tìm hiểu thêm về công dụng khác của bột Umikai.

Thực Phẩm Diệu Kỳ được xây dựng với tiêu chí:

  • Chọn ra những sản phẩm tự nhiên đúng giá trị, đúng tiêu chuẩn, thật sự sạch và mang lại lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe mọi người.
  • Ở đây chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi muốn chia sẻ rộng rãi giá trị thực của sản phẩm thiên nhiên cho sức khỏe của cộng đồng!
  • Sản phẩm đảm bảo an toàn khi sử dụng cho người già và trẻ nhỏ!

Đặt hàng qua Zalo để nhận ngay Voucher giảm giá nhé

CÁC SẢN PHẨM DIỆU KỲ

Related Posts