Dung Nạp Kiến Thức, Bột vỏ hàu Umikai, Sản Phẩm Diệu Kỳ

Bí quyết phòng ngừa và điều trị cảm cúm mà không cần dùng kháng sinh

 

Vào thời tiết mùa thu đông mọi người thường rất dễ phát sinh bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Cảm lạnh là từ ngữ dân gian nói về cơ thể bị nhiễm lạnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus phát triển làm cơ thể gây bệnh, mệt mỏi.

Nguyên nhân bởi vì mùa thu đông thường có những cơn mưa bất chợt mỗi khi bạn đang đi ngoài đường hoặc khi ngủ mà không giữ ấm được phần cổ và ngực sẽ gây ra bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Khi bị bệnh cảm lạnh, toàn thân bạn sẽ có những triệu chứng như đau mỏi, sốt nóng lạnh, khó chịu, nhức đầu, đau họng,…

Do đó, để hạ sốt, giảm đau, bạn có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên đơn giản để tránh tác dụng phụ không cần thiết làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng vẫn không cần phải dùng đến những loại thuốc kháng sinh.

 

 

1. Phòng ngừa cảm cúm bằng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm được lấy từ lá tươi của cây tràm, một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh dọc theo bờ biển và vùng Ðồng Tháp Mười. Cây tràm trà có rất nhiều đặc tính ưu việt. Khi ép và chưng cất, lá của loại cây này cho ra dầu tự nhiên 100%.

Thành phần hóa học của dầu tràm có hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol (1,8 – Cineol) chiếm 23 – 65% và α-Terpineol chiếm 5 – 12%.

Eucalyptol là chất lỏng trong suốt, không màu, mùi thơm nhẹ, thoảng mùi long não lẫn bạc hà, vị cay, không tan trong nước. Tuy nhiên sẽ hòa tan bất cứ tỷ lệ nào trong ethanol tuyệt đối, ether, dầu vaselin, dầu thảo mộc, acid acetic loãng.

Theo dược học cổ truyền, lá tràm được dùng để chiết tinh dầu có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, vào hai đường kinh tỳ và phế, có công dụng hoạt huyết khu phong, an thần giảm đau, tiêu đờm sát khuẩn. Bởi vậy, tinh dầu tràm thường được dùng để phòng chống các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho.

Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho tinh dầu tràm hòa vào nước tắm.

Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương… sau khi tắm. Hoặc trước lúc ra ngoài trời lạnh và khi thời tiết thay đổi nhằm mục đích dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp.

Phương pháp này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ kể cả các bé sơ sinh. Bé được tắm nước có pha loãng tinh dầu tràm sẽ giúp cho cơ thể được ấm áp, chống cảm lạnh, ho và muỗi đốt vì loại côn trùng này rất sợ tinh dầu tràm. Cần chú ý rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé.

 

 

2. Chữa cảm cúm bằng mật ong, chanh và sả

Mật ong nguyên chất là một sản phẩm thuần khiết nhất trong tự nhiên và là chất ngọt do ong thu được từ các loài hoa. Vì thế mật ong nguyên chất là loại chỉ được tạo ra từ mật ngọt mà ong thu nhập được và mang về tổ.

Mật ong có vị ngọt hơn đường kính và có chứa tới hơn 70 chất khác nhau. Đây đều là những khoáng chất quan trọng, cần thiết cho cơ thể như Kali, Natri, Canxi, Sắt, Clo, Phospho, Magie lưu huỳnh, Iot… Ngoài các dưỡng chất này, mật ong còn chứa cả radium, các loại vitamin thiết yếu như B1, B2, B3, B5, B6, K, E, C và chất carotene rất tốt cho cơ thể.

Nhờ những thành phần hữu ích và đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn cao nên mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng, trị cảm cúm một cách tự nhiên. Nếu bạn sử dụng mật ong sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh trong mùa lạnh.

Lưu ý: khi sử dụng mật ong thì không nên pha mật ong với nước sôi, vì nước sôi có thể hủy hoại các chất dinh dưỡng trong mật ong, cũng không nên pha mật ong với nước lạnh hay nước đá vì sẽ giảm công dụng chữa bệnh của mật ong.

Mật ong nguyên chất  thường được kết hợp với chanh, sả để thông mũi và cổ họng, giúp giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho. Hỗn hợp này còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống ký sinh trùng đặc biệt là chống viêm, trị cảm cúm rất tốt.

Để thực hiện cách chữa cảm cúm này bạn cần chuẩn bị:

  • 50ml mật ong nguyên chất
  • 2 trái chanh
  • Nửa kg sả tươi
  • Nấu sả lọc nước
  • Nước sả nguội, cho chanh cắt lát và mật ong nguyên chất vào
  • Người bệnh cảm cúm nên pha 3 loại này với nhau để uống 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối trong ngày khoảng 100ml/lần để bổ sung nước và bù lại lượng nước cơ thể đã mất đi do sốt.

 

 

3. Chữa cảm cúm bằng mật ong và gừng

 

Chữa cảm cúm bằng mật ong và gừng

Chữa cảm cúm bằng mật ong và gừng

 

Cũng như mật ong, gừng được dùng nhiều trong các bài thuốc và là kháng sinh thực vật tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp gừng và mật ong sẽ cho bạn 1 loại kháng sinh mạnh, có tác dụng trong điều trị cảm cúm, giảm bớt khó chịu trong dạ dày, giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon hơn.

Bạn cần:

  • Một củ gừng
  • Nước 250 – 300ml
  • Mật ong 1 thìa to

Thái lát hoặc đập dập gừng đã được rửa sạch, cho vào nồi đun cùng nước và để đó 5 – 7 phút rồi tắt bếp và cho mật ong vào, hòa đều lên rồi uống. Nên uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn.

 

 

4. Chữa cảm cúm bằng húng chanh

Húng chanh là loại rau gia vị chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho, cảm cúm rất tốt. Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng giải cảm, chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,…

Một số bài thuốc giải cảm thường dùng:

Cảm sốt, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g (thái lát mỏng), cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.

 Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc: Lá húng chanh tươi 50g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Nấu 1 nồi nước xông sôi, khi nước xông sôi thì cho bát húng chanh vào, đậy kín vung nấu sôi lại, cho người bệnh xông khoảng 5 – 10 phút, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo khác và nằm nghỉ ở nơi kín gió. Không dùng xông cho trẻ em

Ngoài ra, để chữa ho do viêm họng, khản tiếng, dùng một trong các cách sau:

– Húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần.

– Lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

– Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 – 2 lần.

 – Trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.​

 

 

5. Chữa cảm cúm bằng lá tía tô

Cây tía tô không chỉ chữa cảm cúm hiệu quả mà còn rất an toàn cho sức khỏe, hạn chế được việc dùng thuốc.

Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.

Trong trường hợp cảm cúm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.

Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi. Lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

 

 

6. Lưu ý 

Trên đây là các cách trị cảm cúm, cảm lạnh từ nguyên liệu thiên nhiên đơn giản tại nhà. Hữu ích cho mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi khi chúng ta không muốn lạm dụng thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, vì là từ các nguyên liệu tự nhiên nên chúng ta cũng cần tỉ mỉ khâu chuẩn bị trước khi sử dụng. Đây là bước quan trọng giúp chúng ta loại bỏ các loại độc tố tồn dư như thuốc trừ sâu, chất bảo quản, virus, vi khuẩn trước khi làm các bài thuốc ngừa và trị bệnh cảm cúm. Hay có thể lại nạp thêm độc tố vào người với thị trường tràn lan nhiều thực phẩm bị phun chất bảo quản, thuốc trừ sâu nhầm giữ thực phẩm tươi lâu hơn.

Bạn cần chú ý rửa sạch các nguyên liệu cần sử dụng, kể cả vỏ khi bạn không có ý định sử dụng vỏ.

Cặn vi khuẩn, chất bảo quản, thuốc trừ sâu có thể bị dính vào bên trong nguyên liệu, thực phẩm nếu không được rửa sạch.

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như là kháng sinh tự nhiên để tăng cường hệ miễn dịch rà rất tốt. Tuy nhiên, sẽ rất tai hại khi bạn sử dụng thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Hãy ngâm tất cả thực phẩm cần dùng với bột vỏ hàu Umikai để loại bỏ tất cả độc tố như vi khuẩn, chất bảo quản, thuốc trừ sâu… trước khi chế biến.

 

 

Bột ngâm thực phẩm sạch Umikai được chiết xuất hoàn toàn từ vỏ hàu thiên nhiên (không là hàu nuôi) khi hòa tan với nước sẽ tạo thành dung dịch kiềm có độ ph 12.5. Với hoạt chất Ion Canxi trong nước kiềm có độ pH rất cao này, thì nó có thể bóc tách gần như 100% các chất gây hại trên bề mặt thực phẩm.

Chỉ cần ngâm 10 phút, sau đó yên tâm tiếp tục chế biến, bảo quản mà không cần rửa lại vơi nước. Với cách này bạn cũng có thể bảo quả thực phẩm được lâu hơn cách các bảo quản khác.

Với những lợi ích và ưu điểm vượt trội của bột rửa rau củ Umikai mang đến cho người tiêu dùng so với các giải pháp ngâm rửa thực phẩm khác. Khách hàng có thể trải nghiệm, chủ động tìm hiểu để đưa ra lựa chọn và quyết định cho riêng mình.

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐẶT HÀNG NHÉ !!!

 

Related Posts